tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản
Nhiều rào cản kỹ thuật đòi hỏi nông dân và doanh nghiệp chủ động nắm bắt các quy định mới
Nông dân và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cần chủ động nắm bắt các quy định mới của các nước nhập khẩu, như quy định của EU về các loại các sản phẩm không được phá rừng, đồng thời các quy định về mã số vùng trồng đúng theo quy định, đủ điều kiện xuất khẩu bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.
Xuất khẩu nông sản tăng đột biến ngay từ đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất
Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường đều tăng trưởng dương, có thị trường tăng gấp 2-3 lần. Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23%, giá trị xuất khẩu tăng 106,9% so với tháng cùng kỳ năm ngoái; tiếp sau là Mỹ chiếm 20,8%, tăng 95,9%; Nhật Bản chiếm 7,4%, tăng 47,5%.
Nông sản Việt xuất khẩu và những thách thức từ hàng rào phi thuế quan
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại nhằm khơi thông cánh cửa xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, "sân chơi" quốc tế vẫn còn những thách thức bởi quy định tiêu chuẩn hàng hóa nghiêm ngặt được tạo ra từ hàng rào phi thuế quan.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nông sản Việt cần làm gì để giữ thế thượng phong?
Năm 2023, duy nhất thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương về xuất khẩu nông sản trong số các thị trường chủ lực của Việt Nam. Đây cũng là thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Triển vọng xuất khẩu sang thị trường này được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024.
Cần tích hợp thông tin kịp thời ứng phó với tín hiệu thị trường xuất khẩu nông sản
Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) có rất nhiều ý kiến thảo luận về vấn đề điều phối và xử lý thông tin kịp thời tới các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong trong nước để ứng phó kịp thời với tín hiệu thị trường.