kinh tế mới
An Giang: Đẩy nhanh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp
An Giang là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu nông sản, tỉnh An Giang đang đẩy mạnh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp, qua đó, tạo điều kiện cho nhiều loại nông sản mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bến Tre: Hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân vùng biển
Hiện chăn nuôi bò tại Bến Tre phát triển mạnh với tổng đàn hơn 230 nghìn con , chủ yếu chăn nuôi bò cái sinh sản và nuôi lấy thịt. Những năm gần đây, nông dân các huyện ven biển tại tỉnh Bến Tre được hướng dẫn thêm nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, tăng thu nhập cho hộ dân.
Cây gừng giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao Hà Giang
Gừng là loại cây kinh tế được đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao thuộc huyện Xín Mần (Hà Giang) trồng từ lâu đời, nay cây gừng đã trở thành cây trồng chủ lực, tạo thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Cây dược liệu cà gai leo - hướng phát triển kinh tế mới ở "xã 135"
Với đặc điểm dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, phát triển quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây cà gai leo đang được nhiều hộ dân ở xã khó khăn Hợp Hòa, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang lựa chọn là cây trồng chính để phát triển kinh tế. Nhờ trồng cây dược liệu cà gai leo, nhiều hộ dân ở xã Hợp Hòa đã có cuộc sống ấm no, ổn định hơn, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Điện gió thay đổi kinh tế vùng biển Thạnh Phú
Tỉnh Bến Tre ưu tiên phát triển về hướng Đông; trong đó, các dự án năng lượng tái tạo được triển khai dọc theo bờ biển mở ra “luồng gió mới” thúc đây kinh tế vùng ven biển đi lên.