công nghiệp văn hóa
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó: Thúc đẩy trao đổi, hợp tác, liên kết để thúc đẩy phát triển thị trường và sản phẩm công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế; Xây dựng, bổ sung kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh công nghiệp văn hóa...
Chuyên gia trong nước và quốc tế tìm giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa bền vững và toàn diện
Hội nghị được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực cho việc xây dựng tương lai của ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, tái khẳng định vai trò và nỗ lực bền bỉ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam sau hàng thập kỷ miệt mài đóng góp, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa, tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế, đặc biệt, khẳng định vai trò của quốc gia trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa nhân loại.
Năm 2035 các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 8% vào GDP của cả nước
Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng GDP thì công nghiệp văn hóa vẫn còn nhiều dư địa để phát triển và có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân. Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2025-2035 đặt mục tiêu đến năm 2035 các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 8% vào GDP của cả nước.
Việt Nam thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa theo Công ước UNESCO
Việt Nam cần nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm huy động, giải phóng nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để phù hợp với mục tiêu phát triển toàn cầu.
Hà Nội đang nỗ lực đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Ngày 22/12, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà đã có tham luận với chủ đề “Hiệu quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 22/2/2022 - Thiết kế không gian trải nghiệm từ những di sản văn hóa, kiến trúc, công nghiệp” từ thực tiễn của Hà Nội.