Quảng cáo #128

Sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất cần lưu ý

Hoá chất và chế phẩm vi sinh hiện nay đang được sử dụng rộng rãi, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà nước.
so-sanh-phan-hoa-hoc-va-phan-huu-co-3-1645148031.jpg
Thận trọng khi sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ

Tình trạng lạm dụng thuốc để tăng năng suất, đẹp mẫu mã sản phẩm đã dẫn đến hậu quả là ngộ độc thức ăn, để lại những hậu quà tiềm tàng cho đất, nước, không khí... Mặt khác, trong quá trinh tiêu hủy các loại chất này phải sử dụng các chất như CO2, NO2... mà khi tập trung với hàm lượng cao sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của thành phần các chất có trong môi trường đất.

Việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, theo các nguyên tắc phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời, triệt để; bảo đảm hiệu quả phòng, trừ sinh vật gây hại, an toàn sức khoẻ cho người; hạn chế ô nhiễm môi trường đất và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái.

Đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, ngay khi phát hiện thấy chúng có nguy cơ gây hại cho môi trường thì cũng cần phải khảo nghiệm lại từ đầu như một loại thuốc bảo vệ thực vật mới. Việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, buôn bán, sử dụng và tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi và cho môi trường đất.

Đặc biệt, chúng ta cũng đã ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam qua từng giai đoạn. Trên cơ sở những danh mục này, các tổ chức cá nhân muốn sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật phải nắm rõ loại nào được sử dụng, loại nào không được sử dụng hay muốn sử dụng chúng thì phải tuân theo những điều kiện cụ thể... Các loại chất gây hại cho tài nguyên đất như Methyl Bromide cũng nằm trong danh mục các loại chất cấm sử dụng.

Việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất được pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này tại Điều 7, Điều 8 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước vê bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vỉ nhiệm vụ, quyền hạn của mình thục hiện việc quản lí nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lí nhà nước và chỉ đạo hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật kết hợp với hoạt động khuyến nông trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp cùa Chính phủ.

Ngoài ra, quản lí nhà nước về việc sử dụng các loại hoá chất và chế phẩm vi sinh trên đất còn có lực lượng thanh tra về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Đây là cơ quan thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lí thuốc bào vệ thực vật và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phòng trừ các tác hại đối với tài nguyên đất./.

Trần Khoát