Quảng Trị: Hiện thực hoá tầm nhìn Trung tâm năng lượng miền Trung

Đó là chủ đề của buổi Hội thảo do Báo Công Thương và Sở Công Thương Quảng Trị tổ chức sáng nay tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

Theo đó, sáng ngày 7/9, tại thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), Báo Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo “Quảng Trị: Hiện thực hóa tầm nhìn Trung tâm năng lượng miền Trung”.

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là đại diện UBND tỉnh Quảng Trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, các chuyên gia kinh tế - năng lượng, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia, các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các tập đoàn, nhà đầu tư năng lượng, và đại diện các Cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn.

z3702293430581-2e04e5be23c33c606f7f723a738f3df8-1662531218.jpg
Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà đầu tư bàn thảo những giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, góp phần phát triển năng lượng tại Quảng Trị một cách bền vững, hiệu quả.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phùng Mạnh Ngọc - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực cho biết, theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng công năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

z3702276490001-c2e2680270447f6c899881e3db502c8e-1662531636.jpg
Đại biểu tham dự Hội thảo

Tại Quảng Trị, theo dự báo, tỉnh có công suất tiềm năng về năng lượng tới hơn 14.000 MW. Trong đó, những lĩnh vực tiềm năng nhất là điện khí, điện gió, điện mặt trời. Tỉnh Quảng Trị còn nhiều dư địa để phát triển năng lượng nói chung, năng lượng tái tạo nói riêng.

Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030, đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung, trên cơ sở phát triển năng lượng một cách bền vững, tận dụng và sử dụng hiệu quả các tiềm năng năng lượng tái tạo đồng thời phù hợp định hướng quy hoạch điện VIII”, ông Phùng Mạnh Ngọc nói.

z3702269365682-df00fdd0952dbdfe387e789eb1166909-1662531505.jpg
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại Hội thảo.

Thông tin tại Hội thảo, ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh Quảng Trị hiện có 19 dự án điện gió với tổng công suất đặt 714MW, đã đưa vào vận hành thương mại 671,1MW; 03 dự án điện mặt trời với tổng công suất 127MW và 11 dự án thủy điện với tổng công suất 167,5MW cũng đã đưa vào vận hành thương mại. Tổng công suất đã hoàn thành công tác xây lắp trên địa bàn tỉnh đến thời điểm này là 1.008,5MW (chưa bao gồm khoảng 100MW hệ thống điện mặt trời mái nhà). Từ những tiềm năng và kết quả bước đầu, công nghiệp năng lượng được tỉnh xác định là lĩnh vực đột phá phát triển, hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng Quảng Trị trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị phấn đấu hoàn thành và phát điện thương mại khoảng 2.500 - 3.000MW giai đoạn đến năm 2025 và khoảng 9.500MW giai đoạn đến năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII; Chương trình hành động số 15-CT/TU ngày 27/4/2021 của Tỉnh uỷ Quảng Trị thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung và cả nước theo chủ trương đã được Thường trực Chính phủ ủng hộ tại Thông báo số 17/TB-VPCP ngày 25/01/2021 của Văn phòng Chính phủ.

z3702555622363-6905177d6a9c33fe54e507b6ef2100dd-1662532112.jpg
Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị phát biểu tại Hội thảo.

Để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng của miền Trung, tại Hội thảo, ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định: "Ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Trị, tỉnh cần tiếp tục có sự ủng hộ của Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ ngành; sự chung tay, góp sức của các nhà đầu tư và sự đồng hành, hỗ trợ của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế - năng lượng, đồng hành cùng sự phát triển chung của tỉnh Quảng Trị".

Vượt khó là năng lực tự thân của Quảng Trị

z3701940033755-5b06f9b0d837037f17469492e6470042-1662531958.jpg
Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam

Tham gia ý kiến tại Hội thảo, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, tỉnh Quảng Trị đang hiện thực hoá để trở thành trung tâm năng lượng của cả nước và khu vực; lật ngược tình thế biến những bất lợi thành yếu tố có lợi để phát triển kinh tế xã hội, trong đó đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Hiện, Quảng Trị đã chọn lựa chọn xu thế thời đại, phù hợp xu hướng quốc gia và quốc tế về phát triển năng lượng. Quảng Trị cần coi những cam kết của COP 26 là cơ hội phát triển năng lượng của mình và có chiến lược phát triển dài hạn, chứ không phải một vài dự án để phát triển kinh tế. Trong đó, phát triển năng lượng gió là giải pháp hàng đầu, sau đó đến năng lượng hydro xanh, điện khí. Theo nghiên cứu, Quảng Trị về mặt nguyên tắc đang có những lợi thế, tiềm năng rất lớn phát triển năng lượng gió, mặt trời, năng lượng khí.

pgsts-tran-dinh-thien-1662531733.jpg
PGS.TS Trần Đình Thiên phát biểu tại Hội thảo

Hiện nay, trên thế giới đang khủng hoảng năng lượng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo khảo sát sau mỗi lần khủng hoảng năng lượng sẽ có cuộc cách mạng khoa học về năng lượng. Trong đó, năng lượng gió là giải pháp hàng đầu, sau đó đến thời đại năng lượng hydro xanh trong 10 – 15 năm tới. Hiện có 30 quốc gia đã xây dựng chiến lược phát triển hydro, 15 quốc gia ban hành các chính sách thúc đẩy sản xuất, phát triển hạ tầng và sử dụng năng lượng hydro.

Theo logic phát triển truyền thống trước đây tại Quảng Trị điều kiện tự nhiên bất lợi, liên kết khó khăn; quy mô kinh tế nhỏ nên thu hút đầu tư rất khó khăn; cấu trúc phát triển còn nhỏ; manh mún, thiên tai, biến đổi khí hậu cũng là một đe dọa. Nhưng Quảng Trị vẫn phát triển được đó chính là bản sắc anh hùng.

Tỉnh Quảng Trị chỉ cần lật ngược tư duy phát triển thì có thể bứt phá mạnh hơn

Theo các chuyên gia, các giải pháp tỉnh Quảng Trị cần thực hiện gồm: Thay đổi tư duy phát triển: Khái niệm Quảng Trị cái gì cũng bất lợi hiện đã không còn đúng. Những bất lợi đó đã trở thành lợi thế phát triẻn của thời đại tương lai. “Nắng, gió” đang trở thành lợi thế phát triển cho Quảng Trị. Cơ hội của thời đại làm cho Quảng Trị có cơ hội phát triển mới; Thay đổi cách tiếp cận phát triển: Quảng Trị đã nghèo, đi lên còn khó. Khát vọng của Quảng Trị phải gắn với mảnh đất bình yên của con người và năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp giữ cho mảnh đất này trong sạch; Giải pháp phải khác biệt: Phải có những đột phá, liên kết. Kinh tế nghèo muốn phát triển được cùng các tỉnh, thành khác thì phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba. Phải biết đánh mượn sức. Có những động lực mới cho phát triển: Đó là năng lượng tái tạo; du lịch; khác biệt đẳng cấp; đô thị của Quảng Trị phải là những đô thị đặc sắc.

ts-nguyen-dinh-cung-1662531830.jpg
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung phát biểu tại buổi Hội thảo

Quảng Trị được dự báo có tiềm năng hơn 14.000 MW. Với đặc thù địa hình, khu vực phía Tây của tỉnh sẽ là “thủ phủ điện gió”, khu vực phía Đông phát triển điện khí, điện mặt trời và nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Để hiện thực hóa tiềm năng, tỉnh Quảng Trị phải nhận thức được cơ hội về phát triển công nghiệp năng lượng để không bỏ lỡ cơ hội, không để tụt lại phía sau. Nhận diện rõ giá trị phát triển của tỉnh Quảng Trị. Phải coi, phát triển năng lượng tái tạo là cơ hội hạnh phúc cho người dân. Nhưng điều này không dễ dàng thực hiện được bởi đối tượng chính từ những dự án điện gió là nhà đầu tư và ngân sách. Vậy thì làm sao phải thiết kế được cơ chế hài hòa lợi ích, để người dân được hưởng lợi; Phải tận dụng thời cơ, mượn sức của cơ chế, chính sách. Chính Quảng Trị phải chứng minh được “Phát triển Quảng Trị chính là giảm bớt áp lực ngân sách cho quốc gia”. Phải coi phát triển Quảng Trị là “nghĩa vụ lịch sử quốc gia”.

Những điều kiện khả thi để hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng miền Trung vào năm 2030 gồm: Công nghệ, nhu cầu thời đại, tầm nhìn và khát vọng Quảng Trị, định hướng quốc gia, sự hiện diện sẵn sàng của các doanh nghiệp, hành động cải cách của chính quyền. “Khó, nhưng không có gì là không thể. Vượt khó, năng lực tự thân của Quảng Trị. Không có gì để nghi ngờ khi Quảng Trị đột phát trong tương lai, trở thành điểm sáng về phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam”, PGS. TS Trần Đình Thiên nhận định.

Đoàn Thuận