Nông dân Lâm Đồng phấn khởi vì sầu riêng được mùa được giá

Giá sầu riêng tăng cao đã mang lại thu nhập lớn cho nông dân trồng loại cây này, không ít người thành tỷ phú chỉ trong một vụ mùa. Phóng viên Tạp Chí Doanh Nghiệp Và Kinh Tế Xanh về các địa phương ghi lại không khí rộn ràng, phấn khởi của nông dân tỉnh Lâm Đồng.
z5656602725858-9758539de66a0baeaac4d3709499cd9c-1721624414.jpg
Một vừa thua mua sầu riêng tại huyện Bảo Lâm .Ảnh : Hoàng Việt

Ở Việt Nam, sầu riêng được trồng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên. Trước đây cây sầu riêng chủ yếu trồng nhỏ lẻ, được xem là cây đặc sản chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Sau khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, giá sầu riêng luôn ổn định ở mức cao đã góp phần giúp nông dân trồng loại cây này có một mùa vụ bội thu, nhiều người trở thành "tỉ phú".

Sầu riêng giúp tăng trưởng kinh tế địa phương

Huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nhưng một số mặt hàng nông sản liên tục giảm giá, trong khi giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đời sống nhân dân. "Trong cái khó, ló cái khôn" nhiều nông dân đã nắm bắt thời cơ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây ăn trái, trong đó có sầu riêng. Hiện nay, diện tích sầu riêng huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Hoai tăng cao, sản lượng hàng  ngàn tấn mỗi năm, đưa nhiều nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Năm 2008, gia đình anh K’ Bren và chị Ka Thị Ngạt ở tại thôn 2 xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm kết hôn và ra ở riêng từ 2 bàn tay trắng, cả gia đình chị Ngạt phải đi làm thuê suốt 8 năm. Sau khi có chút vốn liếng, gia đình chị Ngạt đã tích góp từng mảnh đất nhỏ để phát triển kinh tế.

gia-dinh-chi-ka-ngat-ban-sau-rieng-1721625930.jpg
Gia đình chị Ka Ngạt đi bán sầu riêng. Ảnh : Hoàng Việt

Đến nay, không chỉ thoát ra khỏi diện hộ nghèo, gia đình chị Ngạt có 2 ha sầu riêng xanh tốt, đang cho thu hoạch. Mùa vụ vừa qua, dù có 1 ha mới thu hoạch vụ đầu nhưng vườn sầu riêng của gia đình chị Ngạt thu được 31 tấn, bán với giá 82.000 đồng/kg.

"Sau khi trừ chi phí đầu tư khoảng 400 triệu đồng, gia đình tôi lợi nhuận khoảng 2,5 tỉ đồng. “Tôi cũng đã mua cho chồng chiếc ô tô để gia đình đi lại và đưa đón các con đi học giá hơn 900 triệu”  – chị Ngạt chia sẻ.

Huyện Bảo Lâm và Huyện Đạ Hoai là "thủ phủ" sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng với hàng ngàn hộ dân thu nhập tiền tỉ mỗi năm. Gia đình ông K’ Đinh thôn 4 xã Lộc Nam có 3 ha sầu riêng nhưng vụ vừa qua thu được khoảng 70 tấn. Với mức giá trung bình 80.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 3,6 tỉ đồng.

anh-k-dinh-thu-sau-rieng-tai-vuon-1721626084.jpg
Gia đình anh K' Đinh đang thu sầu riêng. Ảnh : Hoàng Việt

Đặc biệt, gia đình K’ Đinh có vườn sầu riêng già, chỉ rộng hơn 9 sào với 100 cây nhưng thu được hơn 2 tỉ đồng. Có những cây sầu riêng đạt sản lượng 6 tạ quả, tương đương hơn 40 triệu đồng/cây.

kho-sau-rieng-anh-huy-1721626302.jpg
Cảnh thu mua sầu riêng tại vựa. Ảnh : Hoàng Việt

Trong vụ thu hoạch năm nay, nhiều gia đình trồng sầu riêng ở Lâm Đồng (tùy theo diện tích) có thu nhập từ 1 tỷ đến vài tỷ đồng, thậm chí cả chục tỷ đồng. Điều đáng mừng là năm nay, sầu riêng thu hái đến đâu là được các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu đến đó, tạo không khí rộn ràng, vui tươi, phấn khởi cho cả chính quyền, người trồng sầu riêng lẫn doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu.

thuong-lai-thu-mua-sau-rieng-1721626413.jpg
Thương lái đền tận vườn thu mua sầu riêng. Ảnh : Hoàng Việt

Trao đổi với Tạp Chí Doanh Nghiệp Và Kinh Tế Xanh, anh Đồng Xuân Huy, Chủ vựa sầu riêng Đông Miền Nam, cho biết giá sầu riêng tại vựa hiện dao động trung bình 90 ngàn đồng/kg. Thời gian gần đây, giá biến động mạnh do các nhà nhập khẩu Trung Quốc đợi vào chính vụ tại Tây Nguyên, do tình hình thời tiết mưa nhều nên nông dân các tỉnh chưa thu hoạch được.

vua-anh-huy-1721628006.jpg
Vựa thu mua sầu riêng của anh Đồng Xuân Huy

Diện tích sầu riêng tăng nhanh

Tuy nhiên, những năm gần đây, diện tích trồng sầu riêng tăng rất nhanh và trở thành cây ăn trái chủ lực, có giá trị kinh tế cao.

Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, năm 2023, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam ước tính đạt 131.000 ha, tăng gần 20% so với năm 2022. Trong đó, nhiều nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 40,4%, tiếp theo là ĐBSCL chiếm 34,6%, miền Đông Nam Bộ chiếm 19,4%...

Báo cáo của Cục Trồng trọt, trong 10 năm qua, diện tích sầu riêng ở miền Tây tăng 20.600 ha (từ 12.600 ha năm 2013 lên 33.200 ha vào năm 2022).

Trước tình hình giá sầu riêng ở mức cao khiến nông dân chuyển đổi cây trồng như lúa, mít... sang trồng sầu riêng, một số diện tích chuyển đổi không theo vùng quy hoạch của địa phương. Tình trạng này đang gây lo ngại cung sẽ vượt cầu dẫn tới được mùa rớt giá./.

Hoàng Việt