Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa Bình và Phát Triển nhằm ghi dấu những thành tựu to lớn của khoa học thế giới. Trên thực tế nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới đã có những biến đổi vượt bậc. Cùng với đó chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề như sự đe dọa của chiến tranh với các vũ khí hiện đại. Hơn hết, ngày này giúp chúng ta kết nối với nhau cùng nhìn về các mục tiêu hòa bình và phát triển.
Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa Bình và Phát Triển nhằm ghi dấu những thành tựu to lớn của khoa học thế giới. Trên thực tế nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ thế giới đã có những biến đổi vượt bậc. Cùng với đó chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề như sự đe dọa của chiến tranh với các vũ khí hiện đại. Hơn hết, ngày này giúp chúng ta kết nối với nhau cùng nhìn về các mục tiêu hòa bình và phát triển.
Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển có tên quốc tế là World Science Day for Peace and Development. Nó sẽ được cử hành vào ngày 10 tháng 11 hàng năm. Ngày này được đã UNESCO đề xuất và công nhận trong Nghị quyết “C/Resolution 20”. Nhằm để tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy nhận thức. Và vì hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.
Xuyên suốt trong nhiều năm, khoa học công nghệ đã góp phần để con người có thể tìm hiểu nhiều kiến thức và có cái nhìn toàn diện về các vấn đề trên toàn cầu. Cùng với đó, khoa học giúp tăng năng suất lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Hơn nữa, nó còn giúp chúng ta có thể tái tạo năng lượng gió và mặt trời, từ đó giảm thiểu được các vấn đề về biến đổi khí hậu, thiên tai. Liên hợp quốc đã phát huy vai trò to lớn của mình, nỗ lực không mệt mỏi để gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc.
Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển ra đời để thực hiện các mục tiêu: Tăng cường nhận thức của cộng đồng về những vai trò của khoa học đối với xã hội hòa bình; Thúc đẩy sự đoàn kết quốc gia và quốc tế vì khoa học chung giữa các quốc gia; Đổi mới các cam kết quốc gia và quốc tế về việc sử dụng khoa học vì lợi ích của xã hội; Thu hút những sự chú ý đến những thách thức mà khoa học phải đối mặt. Và nâng cao sự ủng hộ cho nỗ lực khoa học.
Đặc biệt là việc xây dựng các cộng đồng sẵn sàng ứng phó với các biến đổi của khí hậu. Cho đến nay sự kiện này đã được hô hào trong suốt hơn 20 năm qua. Sự biến đổi của khí hậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của toàn thế giới. Do đó, “Mục tiêu chính là đưa khoa học đến gần hơn với xã hội bằng cách nêu bật một số khía cạnh khoa học chính. Và những giải pháp khả thi do khoa học, công nghệ và đổi mới. Để cung cấp cho một số thách thức toàn cầu lớn. Mà xã hội đang phải đối mặt ngày nay”.
Việt Nam là đất nước đã phải trải qua nhiều năm bóc lột và sống dưới ách thống trị của đế quốc. Hơn ai hết, mỗi người dân Việt đều thấu hiểu khát khao hòa bình, độc lập tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Nhân dân Việt Nam ta cũng như nhân dân các nước trên thế giới là đều yêu chuộng hòa bình. Và để xây dựng một xã hội dân chủ tốt đẹp. Nhưng đế quốc chủ nghĩa chính là nguồn gốc chiến tranh… Vậy, muốn giữ gìn hòa bình thì một cách thiết thực thì phải ra sức chống đế quốc chủ nghĩa”. Cho đến nay, lời Bác dạy vẫn còn nguyên giá trị và thấm nhuần mạnh mẽ trong tư tưởng của nhân dân ta. Chúng ta vẫn đang nỗ lực để bảo vệ hòa bình. Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm lập trường trong việc ủng hộ hòa bình thế giới, không giải quyết bằng vũ trang. Chúng ta cũng cùng với Cu Ba kêu gọi lệnh dỡ bỏ cấm vận và các vấn đề về vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt, đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát trong gần hai năm qua gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh bằng tất cả các biện pháp, đặc biệt là phải nhanh chóng có đủ vaccine và tiêm chủng nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả, miễn phí cho toàn dân. Việt Nam cũng luôn đồng hành, chia sẻ và quan tâm tháo gỡ những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
“Không một quốc gia nào, dù đó là các cường quốc giàu mạnh, có đủ sức giải quyết những thách thức to lớn đối với toàn cầu hiện nay, điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, chung tay của mọi quốc gia trên hành tinh”. Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển đã và đang góp phần vào công cuộc giữ vững hòa bình trên thế giới. Đồng thời phát triển khoa học kỹ thuật để hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Vì vậy ngày lễ này có ý nghĩa rất quan trọng với toàn thế giới./.