Đại diện WB đề xuất: “Để làm được điều đó, thứ nhất, Việt Nam cần phối hợp với các tổ chức quốc tế, Viện nghiên cứu…
Thứ hai, cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam cần đảm bảo sự hấp dẫn trong đầu tư. Đồng thời Việt Nam cần xây dựng nhiều hơn những mô hình bền vững, chuyển đổi xanh để người nông dân thấy được những lợi ích.
Thứ ba, Việt Nam có thể tham khảo những kinh nghiệm quý giá từ các quốc gia, khu vực khác”
GS. Ji Huan nhất trí với nội dung của các chuyên gia đã đưa ra trước đó. Ông cho rằng Chính phủ Việt Nam cần có cam kết mạnh mẽ về mặt chính trị, lồng ghép, thể hiện ở trong các chương trình xanh hóa. Các cam kết cần phân bố được nguồn lực, nguồn tài chính để triển khai được chương trình.
"Cơ chế khuyến khích đối với ưu đãi người nông dân vô cùng quan trọng, đây là chỉ số quan trọng để đảm bảo thúc đẩy sự tham gia, áp dụng đổi mới", GS Huan phân tích. "Sau đó là các hoạt động theo dõi, giám sát để xem xét về hiệu quả áp dụng và giá trị đạt được. Ngoài ra, cũng cần xem xét việc chuyển dịch xanh hóa đã mang lại lợi ích gì và đóng góp gì vào GDP"./.