Nam Định: Người dân phấn khởi thu hoạch “lộc trời”

Bão số 4 (bão Noru) đã tan, nhưng gây mưa lớn, kết hợp triều cường đã đẩy 1 lượng ngao lớn dạt vào bờ biển Giao Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Bước đầu, cơ quan chức năng địa phương xác định đây là ngao giấy - loại ngao có kích thước lớn.

Sau khi hiện tượng này xảy ra, hằng trăm người dân sinh sống ở các xã lân cận đã kéo về khu vực này để thu gom gao sống đang nằm lẫn lỗn với đống ngao chết. Một phần là để ăn, một phần là bán lẻ ra thị trường, kiếm thêm thu nhập.

Theo người dân, hiện tượng ngao dạt vào bờ sau bão xuất hiện từ ngày 29/9. Họ cho biết, trước đây, sau cơn bão lớn vào các năm 2005 và 2012, tại khu vực Cồn Lu cũng ghi nhận ngao giấy trôi dạt vào bờ, nhưng số lượng không lớn như lần này.

Qua quan sát, khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu rộng hàng trăm ha gần như phủ kín ngao trên mặt cát. Một số vị trí ngao được sóng biển đẩy vào, chất cao thành đống, kéo dài cả chục mét. Tàu thuyền của ngư dân cũng tập trung về đây để chở ngao vào bờ tiêu thụ.

Mọi người đến đây thu gom ngao sống với miền vui phấn khởi, bởi người dân xem đây là “lộc trời”. Thời điểm mới phát hiện ngao dạt vào bờ, tỷ lệ ngao còn sống chiếm khoảng 50%, con ngao khá to nên một số gia đình huy động tất cả các thành viên trong gia đình (5 - 7 người) ra bãi biển nhặt ngao và đã thu được khoảng một tấn ngao/ngày, thu về 7 - 8 triệu đồng/ngày. Những ngày sau, tỷ lệ ngao sống giảm mạnh, còn khoảng 20 - 30%.

Đang bận rộn nhặt sò lông, bà Nguyễn Thị Cảnh (trú tại xã Thạch Kim) cho biết: "Nghe thông tin tại đây có sò lông trôi, dạt vào nhiều, tôi cùng con trai đã mang theo dụng cụ để nhặt. Sau những cơn bão lớn bờ biển huyện Lộc Hà thường có rất nhiều hải sản được sóng đánh vào bờ.

Con trai tôi mang vợt ra khu vực nước sâu để khai thác, còn tôi ở trên bờ có nhiệm vụ phân loại. Từ trưa đến giờ, thành quả của chúng tôi là 1 bao sò hơn 20kg". Những thanh niên, đàn ông có sức khỏe lội ra biển cách bờ khoảng 20m, sâu từ 50 - 70cm để vớt sò. Nhiệm vụ của phụ nữ, trẻ em là ngồi trên bờ biển phân loại sò khi khai thác được.

ngao-chet-o-nam-dinh-2-1664786755.jpg
Một lượng sò lông bị sóng biển đánh dạt lên bờ, người dân chỉ việc nhặt những con còn sống để thu hoạch. Ảnh: Mai Chiến

Bà Phùng Thị Nhẫn (xã Giao Long) chia sẻ, trong ngày đầu tiên bà nhặt được gần 3 bao ngao. Nếu bán ngay tại bãi, bà bán được từ 10.000 - 20.000 đồng/kg. Còn mang về chợ thì giá cao hơn. Sò lông có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, cháo sò... Tại các nhà hàng, những con sò này có thể được bán với giá 100.000 đồng/kg.

Ông Trần Hữu Nhạc, Phó chủ tịch UBND xã Giao Long cho hay, ngay sau khi phát hiện ngao trôi dạt vào khu vực bãi bồi ngập mặn Cồn Lu, đã có khoảng 500 - 600 người ở các xã Giao Long, Giao Hải, Bạch Long và một số xã lân cận đến thu gom ngao. Ước tính trong 2 ngày 29 và 30/9 có khoảng 1.000 tấn ngao trôi dạt vào khu vực này.

Đây hoàn toàn là ngao tự nhiên trôi dạt từ nơi khác vào địa bàn. Toàn bộ hơn 80 ha ngao nuôi của xã Giao Long không bị ảnh hưởng bởi mưa bão, ông Nhạc cho biết thêm.

Ông Hoàng Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nam Định (Sở NN-PTNT Nam Định) cho biết, loài ngao giấy có tập tính khi môi trường nước, đất có sự thay đổi thì trồi lên khỏi mặt đất và có xu hướng di cư đi chỗ khác. “Do ảnh hưởng của bão số 4, sóng to, nước lớn nên ngao bị trôi dạt vào bờ biển huyện Giao Thủy. Trước đây, hiện tượng này đã được ghi nhận tại khu vực bờ biển tỉnh Nam Định, dù những lần trước số lượng ngao không lớn”, ông Hà bộc bạch.

Theo ông Hà, ngày 30/9, đoàn công tác của Chi cục Thủy sản Nam Định đã xuống khu vực để lấy mẫu ngao, mẫu nước, mẫu đất đưa đi xét nghiệm, làm rõ các vấn đề liên quan đến hiện trượng trên. “Chúng tôi đã phối hợp với UBND huyện Giao Thủy tuyên truyền bà con ngư dân, sau khi lượm hết ngao sống thì cố gắng thu hoạch ngao chết vào 1 điểm để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường nước”, ông Hà nói.

Thi Nguyên (t/h)