Ngao Giao Thủy vươn ra thế giới

Vùng nuôi ngao của huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) đã được EU đánh giá là vùng nuôi an toàn. Do đó, ngao Giao Thủy có chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
1-1660484524.jpg
Nghề nuôi ngao ở huyện Giao Thủy hình thành từ hàng chục năm nay. Tập trung chủ yếu ở các xã như: Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long, Giao An, Quất Lâm… Ảnh: Mai Chiến
2-1660484524.jpg
Đến nay, toàn huyện có gần 2.000 ha nuôi ngao. Sản lượng hàng năm đạt trên 25.000 tấn. Giá bán dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, tùy vào kích cỡ ngao, loại ngao. Ảnh: Mai Chiến
3-1660484524.jpg
Theo Phòng NN-PTNT huyện Giao Thủy, từ lâu con ngao đã trở thành con nuôi thủy sản chủ lực của huyện, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Mai Chiến
4-1660484524.jpg
Hiện tại, trên địa bàn huyện chủ yếu nuôi thả ngao Bến Tre và ngao bản địa, được thị trường đánh giá tốt; chất lượng thịt ngao thơm, ngon và ngọt. Ảnh: Mai Chiến
5-1660484524.jpg
Ngao Giao Thủy không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó có thị trường Châu Âu, Trung Quốc,… Ảnh: Mai Chiến
6-1660484524.jpg
Xã Giao Xuân được coi là “vựa ngao” lớn nhất của huyện Giao Thủy với diện tích khoảng 400 ha, gần 200 hộ trực tiếp tham gia sản xuất ngao. Sản lượng đạt trên 40 tấn ngao thương phẩm/năm, giá trị kinh tế ước đạt 520 triệu đồng/ha. Ảnh: Mai Chiến
7-1660484525.jpg
Theo người dân xã Giao Xuân, họ chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi ngao. Ảnh: Mai Chiến
8-1660484525.jpg
Ông Trần Xuân Lại, Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng nông, lâm, thủy sản Nam Định cho biết, Giao Thủy là 1 trong những huyện đã được EU đánh giá là vùng nuôi an toàn. Ngao có chất lượng tốt, đảm bảo. Ảnh: Mai Chiến
9-1660484525.jpg
Công ty Thủy sản Ngao lenger Việt Nam (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) là một trong những Công ty chuyên sơ chế và xuất khẩu ngao sạch sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản… Nguồn nguyên liệu, Công ty chủ yếu thu mua của bà con nuôi ngao vùng huyện Giao Thủy, Nghĩa Hưng. Ảnh: Mai Chiến