Liên kết phát triển ca cao bền vững ở Ea Na

Nhiều nông dân ở xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đang liên kết để phát triển, gia tăng lợi thế cạnh tranh, đem lại giá trị kinh tế bền vững cho cây ca cao cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường.
nhieu-nong-dan-kien-tri-bam-tru-tim-huong-di-moi-de-ca-cao-dat-nang-suat-va-chat-luong-cao-1712814888.jpg
Nhiều nông dân kiên trì bám trụ, tìm hướng đi mới để ca cao đạt năng suất và chất lượng cao.

Bà Mai Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Na cho biết, Ea Na hiện có diện tích trên 60ha ca cao. Cách đây khoảng 15 năm đã có nhiều nông dân tìm hướng phát triển kinh tế từ việc trồng cây ca cao. “Tuy nhiên, loại cây này có vài thời điểm không tìm được đầu ra ổn định nên một số hộ nông dân đã chặt bỏ để thay thế bằng một số loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn”.

Những năm gần đây, giá ca cao đã tăng cao so với trước nên nhiều nông dân kiên trì bám trụ, tìm hướng đi mới để ca cao đạt năng suất và chất lượng cao. Hạt ca cao lên men hiện nay có giá từ 75 - 80 nghìn đồng/kg tùy loại làm bà con ngày càng yên tâm khi đầu tư cho loại cây trồng này. Cùng với đó, việc doanh nghiệp đứng ra đầu tư hỗ trợ sản xuất thì bà con nông dân ở địa phương cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết tham gia các câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất ca cao. 

Ông Nguyễn Văn Sỹ ở xã Ea Na có gần 2ha ca cao thuần trồng từ năm 2011. Mỗi năm ông thu hoạch trung bình được hơn 2 tấn quả khô. Trừ mọi chi phí thì lãi thu về được hơn 170 triệu đồng. Doanh nghiệp thu mua sản phẩm ca cao sau khi lên men từ ông Sỹ đều với giá cao hơn so với giá thị trường.

ong-nguyen-van-sy-ngoai-cung-ben-trai-gioi-thieu-quy-trinh-len-men-hat-ca-cao-voi-ba-con-nong-dan-1712814913.jpg
Ông Nguyễn Văn Sỹ (ngoài cùng bên trái) giới thiệu quy trình lên men hạt ca cao với bà con nông dân.

Tháng 4/2022, ông Sỹ thành lập Tổ hợp tác nông nghiệp sản xuất ca cao hạt Tân Thành, thu hút 15 thành viên với tổng diện tích liên kết trên 36 ha ca cao. Thành viên tham gia tổ hợp tác được hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm trồng và chăm sóc ca cao. Ngoài ra, còn được thông tin về giá cả thị trường, chủ trương phát triển nông nghiệp của địa phương và tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, những nguồn giống cây trồng chất lượng…

Trên diện tích gần 2 ha ca cao trồng thuần từ năm 2011, hiện trung bình mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Sỹ ở xã Ea Na thu được hơn 2 tấn quả khô, sau khi trừ chi phí thì thu lãi hơn 170 triệu đồng. Toàn bộ sản phẩm ca cao sau khi lên men đều được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn so với giá thị trường.

nong-dan-o-dia-phuong-nhan-thuc-duoc-tam-quan-trong-cua-viec-lien-ket-san-xuat-cay-ca-cao1712814985.jpg
Nông dân ở địa phương nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết sản xuất cây ca cao

Từ thành công của mô hình cây ca cao, tháng 4/2022 ông Sỹ đã đứng ra thành lập Tổ hợp tác nông nghiệp sản xuất ca cao hạt Tân Thành, thu hút 15 thành viên với tổng diện tích liên kết trên 36 ha ca cao. Tham gia tổ hợp tác, ngoài được hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm trồng và chăm sóc ca cao, các thành viên trong tổ còn thường xuyên được thông tin về giá cả thị trường, những chủ trương của địa phương trong phát triển nông nghiệp; tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, những nguồn giống cây trồng chất lượng… Tổ hợp tác chủ động liên kết, tìm đầu ra ổn định, hiệu quả nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên. 

Đến tháng 8/2023, Tổ hợp tác đủ các điều kiện để chuyển đổi lên hợp tác xã (HTX). Hiện tại, HTX đang liên kết sản xuất với Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn.. Doanh nghiệp này nhận bao tiêu toàn bộ trái ca cao cho nông dân với giá cao hơn giá thị trường; đưa ra các quy định đối với việc chăm sóc, thu hoạch ca cao, … giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

viec-lien-ket-da-giup-nang-cao-gia-tri-cho-cay-ca-cao-va-tang-thu-nhap-cho-ba-con-nong-dan-1712815060.jpg
Việc liên kết đã giúp nâng cao giá trị cho cây ca cao và tăng thu nhập cho bà con nông dân

Theo ông Sỹ, việc liên kết đã giúp nâng cao giá trị cho cây ca cao và tăng thu nhập cho các nông hộ và bà con nông dân. Điều đó dẫn dắt người nông dân hình thành thói quen sản xuất theo quy trình, tạo sản phẩm chất lượng và gắn với nhu cầu thị trường. “Liên kết còn giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn cung, sản lượng. Từ đó đề ra được những chiến lược phát triển lâu dài”, ông Sỹ khẳng định./.

Kiến Giang