Việt Nam là một trong những nước đang phát triển với tốc dộ nhanh chóng. Tuy rằng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế chung của đất nước. Thế nhưng kèm theo đó là các vấn nạn môi trường có ảnh hưởng xấu đến người dân.
Nổi bật nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường, như ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, tình trạng nước nhiễm kim loại nặng đang diễn ra ngày càng cao. Mà hệ quả là nguồn nước của người dân không được đảm bảo, nước bị ô nhiễm, nước cứng, và rất nhiều tình trạng khác,
Mà nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, các phòng thí nghiệm, nước thải, hoạt động giao thông vận tải,… Theo đó, các kim loại năng được giữ lại trong đất do quá trình di chuyển. sau đó thấm qua đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Phần lớn các kim loại nặng rất khó có thể loại bỉ bằng các biện pháp thông thường. Kết quả là khi chúng xâm nhập vào nguồn nước với hàm lượng lớn sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người. Gây ra các bệnh nguy hiểm như xơ gan, thiếu máu, tim mạch, ung thư,… Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do nước thải
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Đây là những kim loại có nguyên tử lượng cao và thường có độc tính cao đối với sự sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng hiện diện trong tự nhiên ở môi trường đất và nước, nhưng hàm lượng của chúng thường tăng cao do các tác động của con người.
Nguồn kim loại nặng đi vào môi trường đất và nước do các hoạt động nhân sinh như: bón phân, thuốc bảo vệ thực vật, khai khoáng, sản xuất công nghiệp, giao thông, nuôi trồng thủy hải sản… Một số kim loại nặng thường bị nhiễm trong nước như:
Crom (Cr): Tuy kim hoại Crom và các hợp chất Crom (III) không nguy hiểm cho sức khỏe. Thế những các hợp chất crom hóa trị sáu (VI) lại rất độc hại. Mà các hợp chất của crom được sử dụng trong thuốc nhuộm, sơn,… Nên các hợp chất này thường xuyên được tim thấy trong đất và nước ngầm,… Gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm lượng cho phép tối đa của crom (VI) trong nước uống là 0,05 miligam/lít.
Chì (Pb): Chì là nguyên tố kim loại nặng được chú ý nhiều nhất về phương diện ô nhiễm môi trường vì tính đặc biệt độc hại của nó (ít bị đào thải khỏi cơ thể, tích lũy trong não và tủy xương) và cũng vì tính chất phổ biến của nó: nguồn gốc đóng góp chủ yếu là từ giao thông vận tải (khí thải của xe cơ giới) và công nghiệp. Chì được pha vào xăng dưới dạng tetraethyl và tetrametyl Pb để làm tác nhân chống kích nổ. Khi xê chạy, khoảng 25-75% lượng Pb thoát vào khí quyển tùy thuộc chế độ lái xe. cutamdecor sales đáng chú ý là do nguồn phát thải ở thấp lượng Pb này phần lớn rơi xuống đất và gây ô nhiễm đất, cây cỏ và nguồn nước. Phần lơ lửng trong không khí cũng được hấp phụ vào nước mưa, lắng rơi và cuối cùng cũng gây ô nhiễm nguồn nước.
Cadimi (Cd): Đây là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính. Cadimi tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Cd rất độc hại vì nó ít bị hấp thụ trong đất hoặc trầm tích, di động hơn các kim loại khác. Do đó dễ đi vào nguồn thức ăn của con người, tích lũy trong thận và xương. Cd có nguồn gốc chủ yếu từ công nghiệp mạ điện, sơn, chất dẻo, phân bón, thuốc trừ sâu.
Asen (As): Asen cũng là nguyên tố cần chú ý vì cũng có độc tính cao. Asen thường có nguồn gốc từ các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
Thủy ngân (Hg): Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp. Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất, trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế. Nhiễm độc thủy ngân có thể xảy ra do tiếp xúc với các dạng thủy ngân tan trong nước. Nnhư clorua thủy ngân hoặc methylmercury. Do hít phải hơi thủy ngân hoặc ăn bất kỳ dạng thủy ngân nào.
Kẽm (Zn): Kẽm là nguyên tố cần thiết để duy trì sự sống của con người cũng như các động thực vật khác. Tuy nhiên, nếu hàm hượng kẽm vượt quá mức cần thiết sẽ có hại cho sức khỏe. Hấp thụ quá nhiều kẽm sẽ làm ngăn chặn sự hấp thụ đồng và sắt. Ion kẽm có trong nước là chất có độc tính cao đối với thực vật, động vật, và thậm chí là con người. Kẽm xuất phát từ công nghiệp mạ, hàn, chế tạo pin, sơn, nhuộm,…
Niken (Ni): Niken là một kim loại màu trắng bạc. Trong tự nhiên, niken xuất hiện ở dạng hợp chất với lưu huỳnh trong khoáng chất millerit; với asen trong khoáng chất niccolit; và với asen cùng lưu huỳnh trong quặng niken. Niken thường xuất phát từ công nghiệp luyện kim, xúc tác cho ngành hữu cơ và đốt than,…
Đồng (Cu): Mọi hợp chất của đồng là những chất độc. Đồng kim loại ở dạng bột là một chất dễ cháy. Chỉ cần 30g sulfat đồng có khả năng gây chết người. Theo đó, nếu đồng trong nước với nồng độ lớn hơn 1 mg/lít có thể tạo vết bẩn trên quần áo hay các đồ vật được giật giũ trong nước đó. Nươc nhiễm đồng thường có nguồn gốc từ sơn dầu, phân bón, thuốc trừ sâu. Kim loại nặng là những kim loại có nguyên tử lượng và độc tính cao
Những biện pháp để loại bỏ kim loại nặng trong nước
1. Than hoạt tính: Than hoạt tính là một vật liệu lọc nước được nhiều người và nhiều công nghệ sử dụng. Nước được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ cặn bẩn, các kim loại nặng có trong nước,… Tuy nhiên, đối với nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì phải hết hợp với các vật liệu lọc khác mới có thể đưa lại nguồn nước sạch để sử dụng
2. Xây bể lọc nước thô: Với cách xây bể lọc thô bạn có thể đảm bảo lọc được nguồn nước đủ sạch với số lượng lớn. Để bạn có thể sử dụng cho sinh hoạt cho cả gia đình. Theo đó, cách xây bể lọc xử lý nước ngầm, nước sông, suối,… Cách xây bể lọc cũng tương tự như hệ thống lọc nước giếng khoan. Để tìm hiểu từ bước chi tiết xem thêm ở bài viết sau:
3. Sử dụng các thiết bị lọc nước để xử lý kim loại nặng
Sử dụng các bộ lọc nước, hệ thống lọc nước hay máy lọc nước là giải pháp tốt nhất để bạn có thể loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn, vi rút, các hóa chất độc hại và các kim loại nặng. Máy lọc nước là thiết bị mà tất cả các gia đình đều có. Bởi thiết bị này đưa lại một nguồn nước sạch
Khi nước chứa hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe con người về lâu về dài. Nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não. Chính vì thế chúng ta nên quan tâm hơn về vấn đề nguồn nước để đảm bảo an toàn cho sức khỏe./.