Nằm trong chuỗi hoạt động của Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024, vừa qua chung kết cấp Vùng khu vực miền Nam đã diễn ra thành công tại tỉnh Vĩnh Long, thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, chuyên gia và các nhà đầu tư. Sự kiện là minh chứng cho tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, và quyết tâm chuyển đổi xanh của phụ nữ Việt Nam.
Mục lục
Trao giải chung kết cấp vùng khu vực miền Nam cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Năm thứ 6 được tổ chức, Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong của phụ nữ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Cuộc thi không chỉ là sân chơi bổ ích cho những người phụ nữ có ước mơ khởi nghiệp, mà còn là cơ hội để họ tiếp cận với kiến thức, kỹ năng, và nguồn lực cần thiết để biến ý tưởng thành hiện thực.
Chung kết cấp Vùng khu vực miền Nam năm nay đã chứng kiến sự tranh tài đầy ấn tượng của 18 Dự án khởi nghiệp xuất sắc, đại diện cho 14 tỉnh, thành phố trong khu vực. Các Dự án đa dạng về lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cho đến công nghệ, đều hướng đến mục tiêu sản xuất sạch, thân thiện môi trường, và sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Trong hai ngày thi thuyết trình, các Ứng viên đã trình bày đầy đủ, rõ ràng, và thuyết phục về tính mới, tính sáng tạo, và khả năng ứng dụng thực tiễn của Dự án. Các câu hỏi từ Ban Giám khảo tập trung vào khả năng mở rộng, khả năng cạnh tranh, và tiềm năng phát triển bền vững của Dự án, giúp các Ứng viên có thêm những góc nhìn mới để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.
Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 đã khép lại với những kết quả đáng ghi nhận. Giải Đặc biệt thuộc về dự án "Xử lý phế thải phân heo nông hộ trực tiếp không thông qua hầm biogas thành nguyên liệu phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp hữu cơ" của chị Nguyễn Thị Linh (Bình Phước). Hai giải Nhất được trao cho chị Nguyễn Thị Yến (Đồng Nai) với dự án "Nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy thương mại hóa một số sản phẩm có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc từ thiên nhiên" và chị Trần Thanh Liễu (TP. Hồ Chí Minh) với dự án "Đường dừa nước hữu cơ".
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương (trái) và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long Nguyễn Thành Thế trao Giải Đặc biệt cho dự án của chị Nguyễn Thị Linh đến từ tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra, cuộc thi còn trao 3 giải Nhì, 4 giải Ba, 7 giải Khuyến khích và 7 giải "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" cho các dự án tiềm năng.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương chia sẻ: "Năm nay là năm thứ 6 Hội LHPN Việt Nam tổ chức Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh". Chúng tôi mong muốn tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những dự án khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thực tiễn cho cộng đồng, đồng thời khích lệ phụ nữ tham gia vào kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam."
Một trong hai giải Nhất được trao cho chị Nguyễn Thị Yến (Đồng Nai) với dự án "Nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy thương mại hóa một số sản phẩm có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc từ thiên nhiên".
Năm nay, Cuộc thi thu hút sự tham gia của đông đảo phụ nữ trên cả nước, với 2.545 dự án khởi nghiệp được tiếp nhận và sàng lọc, tăng 26% so với năm 2023. 80 dự án khởi nghiệp tiêu biểu được lựa chọn tham gia vòng chung kết cấp vùng tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam, trong đó tại vòng chung kết cấp vùng khu vực miền Nam có 18 dự án của các ứng viên đến từ 14 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đâylà dịp để các Dự án khởi nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến với đông đảo đại biểu tham dự. Khu vực trưng bày sản phẩm thu hút sự chú ý của nhiều người với đa dạng sản phẩm, từ nông sản hữu cơ, sản phẩm thủ công, cho đến các sản phẩm công nghệ cao.
Chung kết cấp Vùng khu vực miền Nam khép lại, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Sự kiện đã góp phần khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp, khẳng định vai trò của phụ nữ trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo và lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng./.
Kế hoạch giảm thuế một số mặt hàng nhập khẩu là một phần quan trọng trong nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy nhập khẩu sản phẩm từ Mỹ vào Việt Nam, góp phần giảm thặng dư thương mại giữa 2 nước.
Thầy trò HLV Cristiano Roland đang tích cực luyện tập tại Saudi Arabia, hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng để tham dự Vòng chung kết giải vô địch U17 châu Á 2025.
Ngày 1/4, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Hiệp hội Du lịch Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Thái Nguyên tại Hà Nội năm 2025.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Thái Lan (1976 – 2026), hôm qua 01/04/2025, đội tuyển U17 Nữ Thái Lan đã đến Hà Nội, chuẩn bị thi đấu giao hữu với U17 Nữ Việt Nam.
Đó là mong muốn của ông Nguyễn Thanh Đảo, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tại lễ khai mạc Triển lãm quốc tế Thiết bị và Công nghệ Quảng cáo Việt Nam VietAd 2025 cùng Triển lãm quốc tế Màn hình thông minh và Hệ thống tích hợp Việt Nam Vietnam Smart Display 2025 tại Hà Nội ngày 1/4.
Với mục tiêu GDP từ 8% trở lên đòi hỏi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành) năm 2025 tăng 12% trở lên. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025, Bộ Công Thương xác định các nhóm giải pháp trọng tâm, trong đó tập trung kích cầu tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng mới.
Nhân dịp Kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2025), nhiều địa phương cả nước đã có những hoạt động ý nghĩa. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, ngành Thủy sản đang đứng trước vận hội mới đòi hỏi sự chung sức của cấp ngành, địa phương và ngư dân vì sự phát triển xanh bền vững.
Với ngành du lịch, chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện sẽ có tác động nhất định về mặt không gian phát triển và thương hiệu du lịch của từng địa phương. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch nhanh chóng thích ứng đồng thời tạo lực đẩy liên kết du lịch giữa các địa phương.
Việc ban hành nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là hết sức cần thiết, nhất là khi Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng một nền kinh tế hiện đại, bền vững và có sức cạnh tranh cao; Đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho việc tăng cường nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ nguồn từ đó giúp cân bằng cán cân thương mại.
Trên những tuyến đường biên giới của xứ Thanh, những phiên chợ vùng biên không chỉ đơn thuần là nơi giao thương mà còn là nhịp cầu kết nối văn hóa, tình cảm giữa người dân hai nước Việt Nam - Lào. Đây là những điểm hẹn quen thuộc, nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa sôi động và đậm chất bản sắc.