Hàng trăm tàu container bị tắc nghẽn ở cảng Trung Quốc vì chính sách "zero COVID"

Gần 500 tàu container bị tắc nghẽn bên ngoài các cảng Trung Quốc vì chính sách "zero COVID" của nước này, số liệu theo Bloomberg cập nhập ngày 13/4.

Gần 500 tàu container "chơi vơi" ở biển cả

Cụ thể, theo Bloomberg hiện có 477 tàu đang đợi ngoài khơi, làm tăng thêm hàng tàu đợi trên khắp thế giới, những nơi đã cạn kiệt nguồn cung cấp hàng tiêu dùng, vật tư nhà máy và vật liệu xây dựng kể từ khi COVID tấn công.

Đây những hạn chế lặp đi lặp lại nhằm mục đích xóa bỏ biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực xếp dỡ tàu tại thành phố cảng và thiếu tài xế xe tải có khả năng vận chuyển hàng hóa đến và đi từ tàu.

Các thành phố như Thượng Hải đang bị phong tỏa nghiêm ngặt trong nỗ lực kiểm soát tỷ lệ nhiễm dịch, trong khi tỷ lệ tử vong tăng đột biến ở Hồng Kông đã cho thấy mối nguy hiểm mà vi rút vẫn gây ra đối với dân số với tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi tương đối yếu.

Chuyên gia kinh tế Johanna Chua tại Citi cho biết: "Có những rủi ro về các vấn đề chuỗi cung ứng lan rộng trong nước và quốc tế, vì Thượng Hải là nhà xuất khẩu lớn hàng điện tử và xe cộ sang Trung Quốc, vốn đặc biệt quan trọng đối với các nhà sản xuất ở Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Nhật Bản".

Mặc dù cảng Thượng Hải cho đến nay vẫn hoạt động 24 giờ một ngày trong tình trạng bong bóng khép kín, buộc công nhân phải ở lại làm việc, nhưng đã có nhiều báo cáo về việc giao thông mặt đất bị đình trệ, các vấn đề về vận tải đường bộ và đóng cửa nhà kho tạo ra tắc nghẽn hậu cần và tăng chi phí. Nó cũng tác động đến hậu cần ở các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, những trung tâm sản xuất lớn, cùng chiếm 29% tổng xuất khẩu của Trung Quốc. Những điều này có ảnh hưởng toàn cầu.

sz7kwtqrnjlahajbbgal7hxxmy-jpe-5314-3659-1642392948-1649912981.jpeg
Ảnh minh hoạ

Chuyên gia Sanjay Raja, một nhà kinh tế tại Deutsche Bank, dự đoán lạm phát ở Anh sẽ đạt mức cao nhất 8% một phần do các vấn đề về nguồn cung toàn cầu. Áp lực lạm phát rất mạnh bắt đầu từ tháng 4, khi hóa đơn năng lượng tăng, áp lực lương thực vẫn ở mức cao (và tiếp tục tăng) và áp lực lên hàng hóa cơ bản tiếp tục được hỗ trợ bởi các nút thắt của chuỗi cung ứng.

Nó được đưa ra sau khi dữ liệu từ Ocean Network Express cho thấy khoảng 10% tàu container trên toàn thế giới đang bị mắc kẹt trong tình trạng tắc nghẽn, gây ra nhiều nút thắt hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Không nới lỏng chính sách "Zero COVID-19"

Reuters dẫn lại tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 13/4 cho biết, nước này sẽ không nới lỏng các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc phải tiếp tục thực hiện chính sách chủ động loại trừ COVID-19 một cách chặt chẽ, trong khi cố gắng giảm thiểu tác động của các biện pháp phòng dịch với kinh tế và xã hội.

Tuyên bố trên được đưa trong bối cảnh Thượng Hải – trung tâm tài chính của Trung Quốc vẫn chưa thể ngăn chặn làn sóng COVID-19 chưa từng có kể từ khi đại dịch nổ ra. Riêng trong ngày 13/4, thành phố này đã ghi nhận hơn 25.000 ca mắc mới.

Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Trung Quốc vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách “Zero COVID-19” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch.

Theo Caixin đưa tin Thượng Hải là 1 trong 8 thành phố của Trung Quốc đang tham gia kế hoạch thí điểm nhằm nới lỏng yêu cầu cách ly tập trung từ 14 ngày xuống còn 10 ngày.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết hầu hết ca mắc mới COVID-19 ở nước này đều không có triệu chứng và chưa ghi nhận thêm ca tử vong nào kể từ ngày 1/3.

Tính đến ngày 13/4, Trung Quốc báo cáo tổng cộng hơn 462.000 ca mắc COVID-19, 4.638 ca tử vong và 141.898 trường hợp khỏi bệnh.

Phương Ly (t/h)