Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích tôn vinh những giá trị di sản văn hóa đặc sắc

Sáng mồng 6 tết, chính quyền địa phương, người dân và du khách thập phương đã đổ về chùa Hương Tích để khai hội chùa Hương Tích. Ngôi chùa được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”. Lễ khai hội chùa Hương Tích là dịp quảng bá hình ảnh con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh.
68d4100108t59478l0-1707992463.jpg
Nô nức lễ khai hội chùa Hương Tích Hà Tĩnh.

Sáng ngày 15/2, (tức mồng 6 tết), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cùng UBND huyện Can Lộc phối hợp tổ chức lễ khai hội chùa Hương Tích (Hương Tích Cổ Tự). Chùa nằm trên một trong những đỉnh núi đẹp nhất trên dãy núi Hồng thuộc xã Thiên Lộc, (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Theo truyền thuyết, chùa Hương Tích là nơi thờ công chúa Diệu Thiện, con của vua Trang Vương nước Sở đi tu hóa phật.

z5162649321165-b2674d2f3c1d827a38315e34d181bd27-1707992425.jpg
Vào dịp đầu năm, có hàng vạn du khách đến tham quan, lễ, vãn cảnh chùa Hương Tích.

Hiện nay chùa Hương Tích là một quần thể di tích văn hóa – tôn giáo cổ truyền, gồm: Chàu am, tháp, đền, miếu, thờ phật, thờ thân phục vụ tín ngưỡng nông nghiệp và gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Du khách đến nơi đây sẽ được đắm chìm trong không gian tâm linh huyền bí và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình

Năm 1990, Chùa Hương Tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc danh thắng cấp quốc gia. Đến năm 2009, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định thành lập Khu du lịch chùa Hương Tích là khu du lịch cấp tỉnh.

427903379-1105109047295468-9022613943819124088-n-1707992463.jpg
Du khác đi chùa vãn cảnh cầu bình an.

Để lên được chùa Hương Tích, du khách có thể đi thuyền qua đập Nhà Đường, đi xe điện đến ga cáp treo sau đó đi bằng cáp treo, hoặc đi bộ để lên chùa. Hằng năm, lễ khai hội chùa Hương Tích được chọn là lễ hội mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh, thường được diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Vào những ngày này, du khách khắp nơi đổ về thắp hương lễ phật, cầu bình an.

z5162649329119-2d7ea53f8ac80ff31653f7e4cf4ce6e5-1707992444.jpg
Để lên chàu, người dân có thể đi bộ hoặc đi cáp treo.
z5161766843879-66b65233a2223369096ccd9e615c4a90-1707992463.jpg
Du khách lên thuyền đi qua Đập Nhà Đường để lên Chùa.

Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Thu Hà - Trường Ban Quản lý Khu di tích chùa Hương Tích cho biết: Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên ngay từ những ngày đầu năm đã có rất nhiều du khách và dân địa phương đến tham quan, lễ và vãn cảnh chùa. Từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 5 tết đã có hơn 2 vạn người đến khu du lịch này. Hằng năm, từ ngày mồng 1 đến ngày rằm tháng Giêng là thời gian cao điểm du khách đến tham quan và đi lễ chùa Hương Tích. Dự kiến năm nay sẽ có khoảng 20 vạn khách đến tham quan, lễ.

Tại lễ hội, ngoài các phần lễ, tế lễ, dâng hương chiêm bái cúng Phật và tham quan du ngoạn cảnh đẹp, du khách còn được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian, tham quan trưng bày các sản phẩm đặc trưng của tỉnh nhà...

z5162649326918-51af6ccbcb02c3dbc57a3e1d3a5dfa2d-1707992435.jpg
Chùa Hương Tích nằm trên ngọn núi cao nhất thuộc dãy núi Hồng.

Với sự linh thiêng của chùa và vẻ đẹp của thiên nhiên, những năm qua, du khách và đạo hữu đến với Hương Tích tự ngày càng tăng (năm 2023 đạt trên 150 vạn lượt khách, tăng 70 vạn so với năm 2022). Cùng với đó, việc đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu di tích cũng được tỉnh, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, bà con nhân dân, các tăng ni phật tử quan tâm góp công, góp của, góp sức từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng để chùa trở thành điểm đến hấp dẫn du khách./.

Nguyễn Duyên