Cây sài đất có sức sống rất mạnh mẽ. Chúng bò lan dưới đất cây mọc đến đâu mọc rễ tới đó. Chúng có thể sống như một cây độc lập khi được ngắt ra khỏi thân chính. Vì vậy, cách trồng cây ngổ núi rất đơn giản. Chỉ cần ngắt 1 đoạn cây khỏe rồi đem vùi vào đất vườn là xong. Trong điều kiện thuận lợi, chúng có thể mọc cao lên tới 0.5m.
Đặc điểm: Cây sài đất là loài cây rễ chùm, không có rễ chính. Lá mọc ra từ thân và gần sát với thân, không có cuống lá. Một tầng lá bao gồm các lá mọc đối nhau, hình bầu dục, mép có răng cưa nhỏ, phủ lông ở mặt trên cũng như mặt dưới của lá. Hoa sài đất mọc thành cụm ở kẽ lá và đầu cành. Hoa nhỏ màu vàng tươi, hình dáng tương tự như hoa cúc. Quả bế. Khi hoa sài đất nở vào tháng 3–5 cũng là lúc cây có thể thu hoạch
Bộ phận sử dụng: Toàn bộ phần cây mọc trên mặt đất. Có thể dùng ở dạng tươi hoặc sấy khô. Tuy nhiên, sài đất tươi có tác dụng chữa bệnh cao hơn sài đất khô.
Cây Sài đất còn được gọi là húng trám vì ở một số địa phương. Loài cây này thường được sử dụng như một loại rau húng. Khi vò nát cây thì có mùi hương như mùi trám. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, người ta chia giống cây này thành hai loại là cây Sài đất hoa vàng và hoa trắng. Sài đất hoa vàng khá phổ biến. vì có màu sắc bắt mắt nên chúng ta thường gặp loài cây này ở đường phố, trong các bồn hoa, tại các công trình công cộng.
Sài đất hoa trắng hay cây cúc đồng có đặc điểm cây giống với loại hoa vàng. Chúng có tác dụng tiêu viêm, giải độc, điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm đường tiểu viêm tiết niệu. So với sài đất hoa vàng, hoa của cây Cúc đồng mọc cao trên mặt đất từ 10 - 15cm. Thân cây to và ít lá hơn.
Công dụng của cây Sài đất
Dù là một loài cây mọc dại, song sài đất lại có chứa rất nhiều dược chất quý tốt cho cơ thể. Trong 100ml tinh dầu của có chứa nhiệt hoạt chất như: 29,7% chất béo, 1,2% tinh dầu, 1,14% caroten, 3,75% chlorophylle, 3,75% phytosterol và một số những chất khác (mucin, tainin, lignin,…). Theo nghiên cứu, trong lá cây Ngổ núi còn chứa wedelolacton, dimethyl wedelolacton, norwedelic acid, saponin triterpen. Đây là những chất bổ thường có trong nhân sâm. Ngoài ra, trong sài đất còn có tinh dầu và rất nhiều muối vô cơ tốt cho cơ thể.
Công dụng nổi bật
Tác dụng: Tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan,… Trong Y học cổ truyền, Sài đất có vị ngọt, lá hơi chua, tính mát, quy kinh can - thận. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miên, mụn nhọt, lở loét ngoài da.
Sài đất chữa các bệnh:
Tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt; Chữa cảm sốt, uống phòng biến chứng bệnh sởi. Cây Sài đất có thể được dùng ở dạng tươi hoặc dạng phơi khô. Tuy nhiên, cây ở trạng thái tươi được đánh giá là hiệu quả và tốt hơn so với dùng loại khô. Tùy từng bài thuốc và mục đích điều trị bệnh, Sài đất còn được kết hợp với nhiều vị thảo dược khác như Bồ công anh, Cam thảo, Ké đầu ngựa, Đinh lăng,… Các thành phần làm tăng dược tính, tăng hiệu quả điều trị bệnh, cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.
Các loại cây thường bị nhầm lẫn
Cây Lỗ địa cúc: hay còn được gọi là Sài gục (tên khoa học: Wedelia prostrata). Loại cây này cũng thuộc họ nhà Cúc vì vậy chúng thường bị nhầm lẫn với sài đất. Giống cây này cũng có thân nhẵn phủ một lớp lông bên ngoài. Cá cây ngắn hơn. Hoa của cây Lỗ địa cúc có màu vàng nhạt, cánh hoa thưa chứ không đều đẹp như hoa Sài đất.
Cây Sài đất giả: Giống cây này có tên khoa học là Lippa Nodiflora, cây có cành gần như hình vuông, nhẵn và phủ một lớp lông mỏng ở trên. Lá của loại cây này có hình bầu dục, phía ngoài rìa lá có các răng cưa. Tràng hoa của loại cây này có màu xanh nhạt. Cây Sài đất chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không có tác dụng chữa trị dứt điểm bệnh. Quá trình điều trị phụ thuộc rất lớn vào cơ địa mỗi người.
Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày. Chỉ nên sử dụng cây húng trám điều trị những bệnh lý nhẹ, trong những giai đoạn đầu. Quá trình chế biến bài thuốc phải đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng thuốc bị nhiễm khuẩn khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Lưu ý khi sử dùng cây sài đất
Người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng bài thuốc. Trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng không tự ý sử dụng bài thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép. Khi sử dụng cây sài đất quá lâu không tác dụng hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường trên cơ thể. Người bệnh cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Người bệnh có thể phối hợp sử dụng thêm một số cây thuốc nam, thảo dược có công dụng tương tự trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, để việc điều trị đạt kết quả cao nhất. Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bạn nên cung cấp những thực phẩm bổ dưỡng cho có thể, luyện tập thể thao thường xuyên,… để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hiện nay, vì sử dụng thuốc tây gây nhiều tác dụng phụ. Người dân ngày càng ưa chuộng các loại thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh. Sài đất ngày càng được bày bán rộng rãi trên thị trường và trở thành mặt hàng được nhiều người tìm mua. Trên đây là những thông tin hữu về Cây sài đất. Mong rằng bài viết đã cho bạn thêm nhiều kiến thức kinh nghiệm hữu ích để bảo vệ sức khỏe gia đình./.