Tại sự kiện kết nối sáng tạo Inno-coffee tháng 9/2024 với chủ đề “Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM”, các chuyên gia đã cùng nhìn nhận lại thực trạng, đưa ra giải pháp để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển bền vững.
Theo bà Hà Thị Loan, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, cho biết TP.HCM đang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ triển khai nghiên cứu, phát triển công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường, vắc xin thế hệ mới, kít thử…) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm nguồn gốc hóa học.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang tập trung vào việc tiếp tục nghiên cứu phát triển, tiến tới làm chủ công nghệ tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng (rau, hoa kiểng…); ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất ở quy mô công nghiệp; tạo và phát triển các giống cây, con mang tính cải tiến như sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận…
Dự kiến đến năm 2030, TP.HCM sẽ làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra các sản phẩm ở quy mô công nghiệp ứng dụng vào sản xuất; tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho các doanh nghiệp công nghiệp sinh học, tổ chức khoa học, công nghệ và tổ chức chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.
Đồng thời, TP.HCM cũng sẽ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế; tạo động lực đột phá, huy động nguồn lực phát triển tăng tối thiểu 30% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản so với giai đoạn 2021-2025…
Những thuận lợi và những thách thức cần giải quyết
Ngành nông nghiệp TP.HCM đã bước đầu thay đổi diện mạo khi ứng dụng công nghệ sinh học. Việc tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp đã góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
TP.HCM sở hữu tiềm năng phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp vô cùng to lớn. Thành phố hội tụ đầy đủ các yếu tố quan trọng cho sự phát triển lĩnh vực này, từ nguồn nhân lực chất lượng cao đến cơ sở hạ tầng hiện đại. TP.HCM là nơi tập trung nhiều trường đại học đào tạo về công nghệ sinh học, cùng với đó là sự hiện diện của nhiều trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, TP.HCM còn đầu tư mạnh mẽ cho Trung tâm Công nghệ sinh học và Khu nông nghiệp công nghệ cao với cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, con đường phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp của TP.HCM vẫn còn nhiều thách thức. Công nghệ sản xuất vi sinh, giống, vaccine còn lạc hậu, chưa được đầu tư công nghệ mới. Vốn đầu tư hạn chế cũng là một trở ngại lớn, khi phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô nhỏ, kinh phí eo hẹp, chưa chú trọng đầu tư sản xuất quy mô lớn, chỉ tập trung vào khâu mua bán thành phẩm, dẫn đến năng lực sản xuất kém.
Cơ sở nghiên cứu, đào tạo mặc dù có nhiều nhưng thiết bị còn thiếu, khó đáp ứng nhu cầu triển khai quy mô công nghiệp. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng nhiều nghiên cứu mang tính hàn lâm, thăm dò, chưa có nghiên cứu dài hơi phục vụ cho sản xuất. Khó khăn trong việc chuyển giao công nghệ cũng là một vấn đề nan giải, đặc biệt là xác lập tài sản và định giá. Cuối cùng, quy trình đăng ký sản phẩm còn phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí, điển hình là rễ tơ sâm Ngọc Linh, các chế phẩm vi sinh…
Theo ý kiến của các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế đang hướng tới hiện đại hóa, công nghiệp sinh học đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp tại TP.HCM. Nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở các phương pháp canh tác truyền thống mà đã tăng cường chuyển mình để ứng dụng công nghệ sinh học nhằm giải quyết những hạn chế về năng suất, khả năng kháng bệnh, đồng thời tăng cường sức mạnh chống cam kết trồng cây trước các biến khí hậu và lời khuyên bảo vệ môi trường
Thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học trong sản xuất, ngành nông nghiệp Thành phố đã có những bước tiến đáng kể. Điển hình là công việc tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng vượt trội, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó là các công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi, cùng với các công nghệ bảo quản, chế độ biến nông sản đã giúp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
Sự đột phá của công nghiệp sinh học, thông qua những thành phần từ công nghệ gen, vi sinh, enzyme, kỹ thuật cấy mô và sinh học phân tử, đã mở ra cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp. Những phát kiến này không chỉ giúp nông dân chuyển đổi cơ bắp trồng, vật nuôi mà còn tăng cường năng suất, nâng cao thu nhập và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các loại hóa chất bảo vệ thực vật, góp phần tạo ra một nền nông nghiệp bền vững và hiện đại.
Để đưa ngành nông nghiệp TP.HCM vào nhóm dẫn đầu cả nước và ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, việc phát triển công nghiệp sinh học là điều không thể thiếu. Với tiềm năng lớn và những nỗ lực đáng ghi nhận, hy vọng trong tương lai, công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp TP.HCM sẽ phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng, bền vững và thân thiện với môi trường./.