Chỉ với một mục đích là để cho loài cỏ này không thể tồn tại và phát triển trong vườn, cũng khiến tiêu tốn không ít thời gian và tiền bạc của người nông dân. Tuy nhiên trên thực tế thì cỏ thực sự không đáng ghét đến vậy bởi cỏ dại là một thành phần trong hệ sinh thái tự nhiên và nó mang lại những lợi ích thiết thực nếu chúng ta biết tận dụng.
Những lợi ích mà cỏ dại mang lại
Cỏ dại giúp che phủ, bảo vệ đất canh tác, hạn chế xói mòn rửa trôi dinh dưỡng và lớp đất mặt vào mùa mưa; Cỏ dại giúp giữ ẩm cho đất, hạn chế thoát hơi nước khi trời nắng nóng; Cỏ dại giúp đưa nước và dinh dưỡng vào tầng đất sâu hơn để rễ cây và các sinh vật đất hoạt động tốt hơn; Lớp phủ từ cỏ giúp ổn định PH đất, hạn chế quá trình rửa trôi các kim loại kiềm.
Rễ cỏ đâm sâu, phá vỡ các lớp đất chai cứng, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, đưa nhiều O2 và CO2 vào sâu để rễ cây trồng hô hấp và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn; Giữ cỏ trong vườn tạo môi trường lý tưởng cho hệ sinh vật đất hoạt động, phát triển mạnh, giúp cải thiện chất lượng đất, bảo vệ cây trồng khỏi nấm bệnh gây hại; Cỏ dại cũng là nguồn phân xanh, phân ủ giàu dinh dưỡng cho cây trồng, tăng cường chất lượng đất; Cỏ dại khi được cắt tỉa phủ xuống đất hay chết đi tự nhiên, cỏ trả lại dinh dưỡng cho đất. Xác cỏ, rễ cỏ sau khi phân hủy tăng cường lượng mùn hữu cơ trong đất, giúp đất màu mỡ, phì nhiêu; Cỏ dại còn giúp cố định ni tơ từ khí trời tạo ra đạm sinh học cho cây trồng, hạn chế được chi phí mua phân đạm.
Nhiều loại cây cỏ còn giúp xua đuổi, tiêu diệt tuyến trùng và các côn trùng gây hại; Cỏ dại còn thu hút các loài thiên địch có lợi cho vườn, hạn chế rầy rệp, tăng thụ phấn cho cây; Cỏ còn là nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và là các vị thuốc quý; Cỏ có lợi hay có hại tuỳ thuộc vào loại cỏ và số lượng cũng như cách sử dụng chúng làm che phủ hay phân xanh hay làm thức ăn cho gia súc. Các loại cỏ khác nhau thay đổi về lượng nước và chất dinh dưỡng chúng lấy từ đất, hình dáng cỏ và thói quen tăng trưởng.
Biện pháp quản lý cỏ dại
Để tận dụng tối đa những lợi ích mà cỏ dại mang lại, cần có biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý; Tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ trong vườn. Khi muốn loại bỏ những loại cỏ dại không mong muốn trong vườn, chỉ cần nhổ bỏ và trồng xen các loại cây cỏ khác vào; Ưu tiên các loại cỏ bản địa mọc lên tự nhiên trong vườn; Với những vườn mới cây ăn quả mới trồng, không để cỏ mọc quá sát gốc mà sử dụng vật liệu hữu cơ để che phủ thay thế; Chỉ cắt cỏ khi chúng đã mọc quá cao, vào mùa nắng không cắt tỉa, làm sạch cỏ, chỉ cần cắt cỏ 2-3 lần trong mùa mưa.
Với các loại cỏ có hoa, nên cắt sau khi hoa tàn, đã có hạt. Khi cắt cỏ không cắt sát mặt đất hay đánh bật gốc, cắt cách gốc từ 10-15cm; Sau khi cắt, phủ xuống trực tiếp lên mặt đất, có thể rải thêm một lớp Trichoderma trên lớp cỏ vừa phủ xuống để giúp đẩy nhanh tốc độ phân hủy hữu cơ.
Cắt tỉ bớt ngọn cỏ khi chúng mọc vượt quá cao; Trồng xen các loại cây cỏ họ đậu để tăng cường đạm sinh học cho đất, cải tạo đất; Trồng xen các loại cây cỏ họ cúc để hạn chế tuyến trùng rễ; Trồng xen các loại cỏ cho sinh khối lớn và có thể làm thức ăn chăn nuôi như vetiver, ghine mombasa; Trồng xen các loại cỏ cho nhiều sinh khối để có nhiều hữu cơ cải tạo đất; Đối với các vườn trồng cây rau màu hay trồng hoa thì dùng các vật liệu che phủ như rơm rạ, thân bã thực vật để che phủ lên mặt đất trồng, hạn chế cỏ dại không mong muốn và giảm xói mòn.
Trên đây là những lợi ích mà cỏ dại mang lại cho chúng ta cũng như cách quản lý để tận dụng tối đa những lợi ích đó. Hy vọng các nhà nông lâm nghiệp, các nhà vườn sẽ áp dụng một cách hiệu quả để có một khu vườn tươi tốt, năng suất cao./.