Các món ăn bổ dưỡng từ cây Sài Hồ

Sài hồ là loại cây quen thuộc của người dân Việt Nam, không chỉ được dùng làm vị thuốc chữa bệnh mà người dân còn sử dụng sài hồ làm món ăn vừa bổ dưỡng vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
sai-ho-1648692179.jpg
Cây Sài hồ còn có tên gọi khác: Bắc sài hồ, Sà diệp Sài hồ, trúc diệp sài hồ. Tên khoa học: Radix Bupleuri. Ảnh: rth.vn

Cây sài hồ là loại cây bụi có chiều cao trung bình từ 0,5-3m, có phân nhánh ở gốc, thân tròn. Thân cây non có màu xanh và có một ít lông mịn ở xung quanh. Thân cây già có màu xanh nâu hơi ngả tía, nhẵn. Lá cây mọc so le nhau, có hình dạng giống chiếc thìa, mép lá có răng cưa. Mặt lá trên láng, mặt dưới nhạt màu và có mùi thơm hắc đặc trưng. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tim tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng.

Ở Việt Nam, cây sài hồ thường mọc ở những vùng ven biển, đặc biệt là ở khu vực miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Cây sài hồ rất ưa sáng nên sẽ mọc thành những khóm riêng lẻ, sinh trưởng tốt ở vùng nước ngọt hoặc những vùng bị nhiễm mặn. Mùa hoa quả là vào tháng 5-7. Bộ phận dùng cây sài hồ: Rễ và lá của cây sài hồ được thu hái quanh năm, người ta cắt bỏ rễ con, rửa sạch, mang đi phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó có thể dùng ngâm rượu hoặc mật ong sao thơm…

Thành phần hóa học: Trong Sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, Bupleurumola, phytosterola, tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin.

Công dụng cây Sài hồ: Theo Đông y, cây Sài hồ có vị đắng, tính mát, có tác dụng đi vào can, đởm do vậy thường được sử dụng để tán nhiệt giải biểu, giảm đau, cắt cơn sốt rét, thông lợi gan. Sài hồ chuyên trị các bệnh: sốt nóng, sốt rét, cảm cúm, kinh nguyệt không đều, sa dạ dày, viêm gan mạn tính…

Cây Sài hồ có tác dụng: giải nhiệt - an thần - khánh khuẩn - kháng virut - tác dụng như cocticoit kháng viêm - bảo vệ gan và lợi mật - tăng cường hệt miễn dịch của cơ thể và tế bào…

Một số món ăn bổ dưỡng từ Sài hồ:

Sài hồ ẩm giúp hỗ trợ người bị lỵ cấp, viêm ruột cấp, người bị đau đầu, nôn ói, tiêu chảy đau quặn bụng: Sài hồ 15g, huyền hồ 15g. Mang hai vị này đi nghiền vụn, rồi cho nước sôi pha hãm trong 15 phút dùng làm nước trà, ngày uống 1 lần.

Cháo Sài hồ quyết minh tử cúc hoa giúp giảm đau đầu, bồn chồn kích động giận dữ, mất ngủ: Sài hồ 15g, cúc hoa 15g, quyết minh tử 20g, đường phèn 15g, gạo tẻ 100g. Cả 3 vị thuốc trên mang đi nấu lấy nước, bỏ bã. Dùng nước sắc đó nấu với gạo; khi cháo chín, thêm đường phèn 15g, khuấy tan đều. Ngày nấu 1 lần chia 2 lần ăn.

Cháo sài hồ địa long hỗ trợ trị viêm mũi gây ngạt mũi, đờm kèm theo đau đầu, ù tai, hay quên: Sài hồ 15g, đào nhân 10g, xích thược 10g, địa long (đã chế biến) 10g, gạo tẻ 60g. Sắc các loại thuốc lấy nước, bỏ bã. Dùng nước sắc này nấu với gạo, khi cháo chín có thể cho thêm đường đỏ (đường hoa mai) lượng thích hợp khuấy đều và ăn hàng ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn lúc nóng. Dùng liên tục trong từ 7 đến 20 ngày.

Những món ăn, bài thuốc từ cây Sài hồ trên vô cùng đơn giản và dễ làm...