MC Hải Hà: Cách đọc phóng sự truyền hình hay
Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên, MC Hải Hà - đài phát thanh truyền hình Hải Phòng với phóng viên Phạm Hà, MC Lan Vân của đài phát thanh truyền hình Hưng yên về cách tác nghiệp trong truyền hình. Câu chuyện rất thú vị về quan hệ giữa phóng viên và người đọc phóng sự. Câu chuyện sẽ bật mí về cách đọc phóng sự truyền hình, phim tài liệu. Giải pháp sẽ có vào cuối của cuộc trò chuyện...
Nhà ngôn ngữ Nguyễn Tri Niên bình luận về phim Trở về ( bài 9 )
Đây là bài giảng của một nhà báo, một giảng viên ngôn ngữ của học viện báo chí và tuyên truyền. Bài giảng là sự phân tích sâu một tác phẩm báo chí từ việc lựa chọ những sự kiện vệ tinh xung quanh sự kiện trung tâm. Nói cách khác đây là công việc bếp núc của nhà báo trong việc sắp xếp chi tiết cho một chủ đề nhất định.
Ngôn ngữ sự kiện - Sự kiện vệ tinh (bài 8)
Bài giảng phân tích kết cấu của một nhà báo quốc tế rất cụ thể và sinh động.Việc sắp xếp các chi tiết là nghệ thuật kết cấu tác phẩm. Nó là kinh nghiệm cho các nhà báo khi kết cấu tác phẩm của mình dù là báo in, báo nói hay truyền hình...
Tại sao phim tài liệu là sự sáng tạo giữ sự thật
Tại sao phim tài liệu là sự sáng tạo giữa sự thật? Thông điệp của phim tài liệu là gì? Cách tự kiểm duyệt khi làm phim tài liệu? Ông nghĩ gì về đạo diễn Trần Văn Thủy? Đạo diễn cũng cần đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên hàng đầu? Những chia sẻ về phim tài liệu của tôi qua cuộc trò chuyện với đồng nghiệp của đài phát thanh truyền hình Hưng Yên nhà báo Nguyễn Thị Hải. Mời quý vị và các bạn đồng nghiệp tham khảo. Trân trọng và mong nhận được phản hồi.
Phong cách làm báo (phần 7)
Bài giảng thứ bảy của nhà ngôn ngữ Nguyễn Tri Niên cho chúng ta những góc nhìn khác lạ của ông về nghề báo và truyền hình Những nhát cắt cuộc sống mới, lạ sẽ giúp những nhà báo tạo nên phong cách của mình...
Tổ chức sản xuất - Bí mật hậu trường
Tổ chức sản xuất tọa đàm (Talk show) là một quy trình đòi hỏi sự chuẩn bị công phu. Video này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quá trình tổ chức sản xuất với những bí mật không phải ai cũng biết... Nhóm tác giả bằng góc nhìn sáng tạo của mình đã làm phóng sự bên lề khá thú vị và sinh động.
Ngôn ngữ báo chí - Phong cách của nhà báo (phần 6)
Bài giảng thứ sáu của nhà ngôn ngữ Nguyễn Tri Niên cho chúng ta những góc nhìn khác lạ của những nhà thơ... Những nhát cắt cuộc sống mới, lạ đã tạo nên những bài thơ hay, khác biệt về cuộc sống, về tình yêu, hôn nhân và khát vọng sống. Hơn thế góc nhìn của Nguyễn Tri Niên cũng khác lạ. Ông đang khơi gợi sự sáng tạo của các nhà báo trong hành trình tìm kiếm sự thật...
Ngôn ngữ sự kiện (Phần 5)
Mục tiêu của tôi - nhà báo Vũ Quang nguyên phó giám đốc trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình- Đài truyền hình Việt nam, hiện là phó Tổng biên tập phụ trách tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh là chia sẻ kiến thức về báo chí và truyền hình cho những người quan tâm đến lĩnh vực báo chí và truyền hình. Bài giảng thứ 5 của nhà, ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên sẽ cho chúng ta hiểu cặn kẽ hơn ngôn ngữ được sử dụng trong các loại hình báo chí.
Nghệ sĩ múa, diễn viên Kiều Anh: "Tôi chọn nghề múa vì yếu"
Diễn viên múa, diễn viên điện ảnh Kiều Anh chia sẻ về quan điểm nghệ thuật. Rất thẳng thắn và trung thực trong một cuộc phỏng vấn của đồng nghiệp. Cách thức phỏng vấn và việc sử dụng hình ảnh là một ví dụ về cách làm talkshow! Hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm về nghệ sĩ Kiều Anh một gương mặt ưu tú của làng múa và làng điện ảnh, truyền hình Việt!
Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên - Ngôn ngữ sự kiện (Phần 4)
Đây là bài giảng của một nhà báo, một giảng viên ngôn ngữ của học viện báo chí và tuyên truyền. Phần mở đầu là bài giảng vô cùng sinh động và tự nhiên vừa mang tính học thuật vừa tràn đầy thực tiễn. Mời quý vị và các đồng nghiệp của tôi - nhà báo Vũ Quang nguyên là phó giám đốc trung tâm đào tạo nghiệp vụ truyền hình của đài truyền hình Việt Nam hiện là phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Doanh nghiêp và kinh tế xanh xem và cho ý kiến phản hồi.
Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên - Ngôn ngữ sự kiện (Phần 3)
Bài giảng thứ ba nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên về ngôn ngữ sự kiện tiếp tục mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản cùng các ví dụ sinh động về hoạt động tác nghiệp.
Chia sẻ của ca sĩ Lê Anh Dũng
Cuộc trò chuyện của ca sĩ Lê Anh Dũng về nghề, về cuộc sống rất tự nhiên và thú vị. cuộc phỏng vấn diễn ra tự nhiên và sinh động là khoảnh khắc mà các sinh viên khoa đạo diễn K25 - khoa truyền hình- Đại học sân khấu điện ảnh thực hiện. Tuy nhiên những câu hỏi đã thật hay và thú vị chưa? Đó là câu hỏi chúng ta cần thảo luận để những cuộc phỏng vấn trở nên thú vị hơn!
Ngôn ngữ sự kiện - Bài thứ hai của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên
Đây là bài giảng của một nhà báo, một giảng viên ngôn ngữ của học viện báo chí và tuyên truyền. Phần mở đầu là bài giảng vô cùng sinh động và tự nhiên vừa mang tính học thuật vừa tràn đầy thực tiễn. Mục tiêu của tôi là chia sẻ kiến thức về báo chí và truyền hình của các thầy, đồng nghiệp và bản thân cho những người quan tâm đến lĩnh vực báo chí và truyền hình.
Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên - Nhà báo họ là ai? (phần 1)
Đây là bài giảng của một nhà báo, một giảng viên ngôn ngữ của học viện báo chí và tuyên truyền. Phần mở đầu là bài giảng vô cùng sinh động và tự nhiên vừa mang tính học thuật vừa tràn đầy thực tiễn. Mục tiêu của tôi là chia sẻ kiến thức về báo chí và truyền hình cho những người quan tâm đến lĩnh vực báo chí và truyền hinh. Trân trọng giới thiệu bài giảng thứ nhất của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tri Niên với chủ đề Phẩm chất chính trị của nhà báo!