7 Cột mốc cuộc đời cần phải hiểu và lưu tâm

Ta có thể tìm được người nào trên thế giới này thoát khỏi được cái đau đớn thể chất và tinh thần không? Quả là khó khăn. Cả đến những người đạt tới bậc thánh cũng không thoát khỏi cái đau đớn thể xác chừng nào mà họ còn mang xác thân vật chất.
241486480-3991993304238680-2787964118493217325-n-9593-1665473365.jpg
 

1. Năm bạn 10 tuổi.

Lúc 10 tuổi, tuy còn nhỏ nhưng chúng ta đã có thể hiểu nhiều hơn những vấn đề trong cuộc sống, bắt đầu biết phân biệt đúng và sai, cái gì cần thiết cái gì không. Chúng ta dần thôi khóc nhè nếu không được đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của bản thân. Đó là một cột mốc đáng lưu tâm cho thấy sự thay đổi về nhận thức cũng như tính cách con người.

2. Khi bạn ở độ tuổi 20.

Đó là cột mốc chúng ta bắt đầu trưởng thành hơn, thay đổi rất nhiều so với khi còn ở tuổi vị thành niên. Bạn sẽ biết suy nghĩ cho những người xung quanh nhiều hơn, dần dần làm chủ được những cảm xúc của bản thân, bớt đi sự bồng bột, ẩm ương. Điều bạn cần khi đó là phải học hỏi, trau dồi thật nhiều để bước chân ra ngoài xã hội, làm chủ cuộc sống riêng của mình.

3. Năm bạn 30.

Ở độ tuổi này, bạn đã có sự từng trải nhất định để nhìn cuộc sống đúng đắn hơn. Bạn dần không còn sự bất mãn, hay mang người khác ra để so sánh với bản thân; thay vào đó bạn biết rằng những gì mình đang có ở hiện tại là kết quả của hành động mình đã làm.

Có thể bạn đang cảm thấy hài lòng với cuộc sống hoặc còn những vấn đề nào đó tồn tại. Nhưng đây chưa phải là lúc bạn dừng lại, hãy cố gắng hơn, nỗ lực hơn, điều tốt đẹp rồi cũng sẽ tới thôi.

4. Bước sang độ tuổi 40.

Lúc này, bạn hiểu rằng nên tập trung vào chính mình thay vì cứ phải chạy theo người khác. Những lời bàn tán sẽ không còn khiến cho bạn phải bận tâm, chỉ cần bạn được sống cuộc sống của chính bạn là được. Vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm hơn như gia đình, sự nghiệp, con cái,...

5. Đến tuổi 50.

Bạn đã đi được một nửa cuộc đời rồi, tiếp xúc với rất nhiều kiểu người, trải qua  những đắng cay ngọt bùi, dần có được sự điềm đạm trong suy nghĩ, hành động. Tóc trên đầu cũng đã bạc đi, làm gì, nói gì cũng đều suy nghĩ trước, không còn mang sự thành công của mình ra để khoe khoang hoặc so sánh với người khác. Những thứ không thuộc về mình cũng chẳng cần phải bận tâm tới.

6. Khi bạn 60.

Lúc này, đã về hưu rồi nên những câu chuyện về chức vụ không còn phải mối bận tâm nữa. Người ta quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình, không còn muốn phải đấu đá với người khác để dành lấy lợi ích. Tiền được chi tiêu nhiều hơn cho du lịch, thuốc thang thay vì dồn tiền vào để làm ăn, đầu tư sinh lời.

7. Bước sang tuổi 70.

Lúc này bạn đã có đủ những sự trải nghiệm, cách mà bạn nhìn cuộc đời cũng là sâu sắc hơn. Không còn hứng thú với những cuộc ganh đua, mọi thứ xảy ra trong cuộc sống đều được bạn ngẫm nghĩ rất kỹ để rút ra một bài học. Đối với bạn, thứ bạn mong muốn nhất là có cuộc sống bình an, hạnh phúc bên gia đình, được nhìn thấy con thấy cháu mình trưởng thành.

Tuy nhiên, cũng vì sự khác biệt trong suy nghĩ với thế hệ trẻ đi sau mà rất dễ xảy ra những mâu thuẫn. Đừng bảo thủ, hãy giữ một tâm thế cởi mở hơn để tận hưởng cuộc sống và cảm nhận những điều hạnh phúc.

Trên đây là 7 cột mốc trong cuộc đời con người, được chia thành mỗi 10 năm một lần. Qua đó có thể thấy được sự thay đổi lớn như thế nào về tầm nhìn, mục tiêu, suy nghĩ hay hành động của chúng ta. Hãy chọn cho mình những mục tiêu đúng đắn, đừng lầm tưởng những gì mình đạt được gắn với mỗi cột mốc là thành công mà quên đi tương lai. Như thế thì cuộc sống mới thật sự ý nghĩa, thật sự hạnh phúc./.

Đỗ Nguyễn TH