TP. Hồ Chí Minh sắp có phiên chợ không dùng tiền mặt

Trong tháng 6 tới đây TP. Hồ Chí Minh sẽ có 2 phiên chợ không tiền mặt được tổ chức ngay trong tháng 6 tới đây tại Khu Công nghệ cao và Khu chế xuất Tân Thuận. Đây là thông tin được chia sẻ tại buổi Họp báo về Ngày không tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước phối hợp tổ chức ngày 20/5.

TP. Hồ Chí Minh sẽ có 2 phiên chợ không tiền mặt được tổ chức ngay trong tháng 6 tới đây tại Khu Công nghệ cao và Khu chế xuất Tân Thuận. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày không tiền mặt 16/6.

Ban tổ chức cho biết, chuỗi sự kiện gồm rất nhiều hoạt động như: Phiên chợ không tiền mặt, Hội thảo quốc gia Ngày không tiền mặt, chuyến xe không tiền mặt xuất phát từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh…

Trong tháng 6, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp bán lẻ… sẽ có nhiều ưu đãi cho khách hàng mua sắm không dùng tiền mặt.

Trong khuôn khổ họp báo, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam đã ký bán ghi nhớ về giải pháp hỗ trợ tài chính cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua thẻ tín dụng nội địa. Sản phẩm thẻ sẽ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu phục vụ kinh doanh.

process-8-1653091565.jpg

“Ngày không tiền mặt 2022” tiếp tục góp phần tích cực hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại các Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Ảnh minh họa.

Chuỗi các sự kiện của “Ngày không tiền mặt 2022” tiếp tục góp phần tích cực hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ tại các Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế; Đề án Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu quan trọng của chương trình là hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đề ra, khởi đầu từ những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán.

Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ ở riêng nước ta mà trên bình diện toàn thế giới. Tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã xác định, chuyển đổi số là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định ngành ngân hàng là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

Ông Dũng cho biết, NHNN đã sớm có các hoạt động nghiên cứu, đánh giá kịp thời và ban hành nhiều quyết định, chính sách định hướng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới sáng tạo và thúc đẩy chuyển đổi số. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được rà soát, bổ sung, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển TTKDTM, chuyển đổi số ngành ngân hàng.

Anh Vân (t/h)