TP.HCM: Hội nghị triển khai Nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 30/9, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 45/2022 (Nghị định 45) ngày 7/7/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
20220930-112459-4164-1664610656.jpg
Hội nghị triển khai Nghị định 45/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, bà Nguyễn An Thủy, Vụ Chính sách, Pháp chế và Thanh tra – Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết: "Một trong những điểm mới của Nghị định 45 là giảm mức phạt đối với các nhóm hành vi xảy ra nơi công cộng để phù hợp với thẩm quyền xử phạt của nhiều lực lượng tại địa phương".

"Những hành vi vứt rác nơi công cộng, vứt mẩu thuốc lá, đi vệ sinh không đúng nơi công cộng…mức phạt trước đây cao hơn. Trong quá trình xử phạt, có trường hợp lực lượng chức năng phát hiện hành vi phạm nhưng ngại không chuyển hồ sơ lên trên, do đó việc xử phạt không hiệu quả.

Do đó, Nghị định 45 đã điều chỉnh lại mức phạt để phù hợp thẩm quyền xử phạt tại chỗ của các địa phương…”

Trước đây, hành vi bỏ đầu mẩu, tàn thuốc lá sai quy định bị phạt mức tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Như vậy, so với quy định cũ, mức phạt tiền với hành vi bỏ đầu mẩu, tàn thuốc lá sai quy định có giảm nhiều.

Tuy vậy, về thẩm quyền xử phạt hành vi trên, ngoài Trưởng công an phường/xã/ thị trấn như trước đây, theo quy định tại Nghị định 45, các chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ đều có thể xử phạt tại chỗ.

Theo Điều 57 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân về vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Lê Thuận