Tìm hiểu về VietGAP và VietGAP trồng trọt

VietGAP (viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy tắc về thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản ở Việt Nam.
tieu-chuan-vietgap-la-gi-va-ung-dung-tren-rau-cua-qua-1-800x450-1647137691.jpg
Sản phẩm rau ăn lá

Tiêu chuẩn bao gồm những trình tự, nguyên tắc, thủ tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức sản xuất, thu hoạch và sơ chế để đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm phúc lợi xã hội, sức khoẻ người lao động cũng như người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Chứng nhận VietGAP trồng trọt

VietGAP trồng trọt: Thực hành nông nghiệp tốt trong trồng trọt tại Việt Nam. Chứng nhận VietGAP trồng trọt là những yêu cầu trong sản xuất, sơ chế để đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm trồng trọt giúp bảo vệ sức khỏe con người và an toàn lao động của người sản xuất, cải thiện bảo vệ môi trường và biết được xuất xứ nguồn gốc rõ ràng.

Chứng nhận VietGAP cho trồng trọt áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp, cây trồng dùng làm thực phẩm như: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,.. hầu hết VietGAP trồng trọt được áp dụng cho mọi cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp an toàn trên thị trường Việt Nam.

Yêu cầu đối với chứng nhận VietGAP trồng trọt

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 về Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) Một số yêu cầu chung sau:

- Đào tạo - tập huấn:

Người quản lý VietGAP trong doanh nghiệp phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt (hoặc có Giấy xác nhận kiến thức ATTP). Người lao động phải được đào tạo nhận thức về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt ở công đoạn họ trực tiếp làm việc. Nếu có sử dụng các hóa chất đặc biệt cần được tập huấn theo quy định hiện hành của nhà nước.

Người kiểm tra nội bộ cũng phải được tập huấn về VietGAP trồng trọt hoặc có kiến thức về VietGAP trồng trọt và kỹ năng đánh giá VietGAP trồng trọt.

- Cơ sở vật chất:

Phải có sơ đồ về: khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, hóa chất, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.

Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác: Phải kín, không rò rỉ ra bên ngoài; có bảng hiệu cảnh báo nguy hiểm; có cửa có khóa; yêu cầu không phận sự miễn vào. Kho chứa phải đặt cách xa khu vực sơ chế, bảo quản,… Có biện pháp, có sẵn dụng cụ xử lý trong trường hợp đổ, tràn phân bón, thuốc BVTV và hóa chất.

Trang thiết bị máy móc: Phải được làm sạch trước và sau khi sử dụng, định kỳ có bảo dưỡng để tránh gây tai nạn cho người sử dụng và làm ô nhiễm sản phẩm. Đặc biệt, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đáp ứng theo quy định pháp luật về bao bì.

- Quy trình sản xuất:

Xây dựng quy trình sản xuất nội bộ cho từng cây trồng hoặc nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện của từng cơ sở sản xuất và các yêu cầu của VietGAP trồng trọt.

- Ghi chép và lưu trữ hồ sơ:

Phải có quy định về giám sát tài liệu và thực hiện lưu trữ hồ sơ về VietGAP. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày thu hoạch để phục vụ việc kiểm tra nội bộ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc:

Phải phân biệt được những sản phẩm sản xuất theo và những sản phẩm cùng loại không theo VietGAP trồng trọt trong quá trình thu hoạch, sơ chế. Phải có quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm giữa cơ sở sản xuất với khách hàng và trong nội bộ cơ sở sản xuất.

- Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân:

Cung cấp đầy đủ dụng cụ lao động, trang thiết bị bảo hộ,… cho người lao động. Khu vực vệ sinh sạch sẽ, trang bị đầy đủ dụng vụ. Tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng an toàn trang thiết bị, máy móc, dụng cụ trong quá trình sản xuất.

Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, khẩu trang, ủng…) cần được vệ sinh sạch trước, sau khi sử dụng và để đúng nơi quy định, không để chung với nơi chứa thuốc BVTV, phân bón và các hóa chất khác. Có sẵn các thiết bị hoặc dụng cụ sơ cứu và hướng dẫn sơ cứu để xử lý trong trường hợp cần thiết.

Ví dụ: Khi pha hoặc phun thuốc BVTV cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và đồ bảo hộ lao động theo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm thuốc BVTV như: găng tay, mặt nạ…

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Có quy định giải quyết khiếu nại liên quan đến sản phẩm và quyền lợi của người lao động. Quy định này phải thể hiện cách tiếp nhận, xử lý và trả lời khiếu nại.

- Kiểm tra nội bộ: Tiến hành kiểm tra theo các yêu cầu của VietGAP trồng trọt không quá 12 tháng một lần:

Phải phân tích nguyên nhân và có hành động khắc phục ngay khi phát hiện điểm không phù hợp. Thời gian thực hiện hành động khắc phục trước khi giao hàng cho khách hàng nhưng không quá 03 tháng tùy thuộc nội dung điểm không phù hợp. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên và cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất phải kiểm tra tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.

- Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất: Phải có quy định nội bộ về phân công nhiệm vụ, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và được phổ biến đến tất cả các thành viên, địa điểm sản xuất.

Năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 - Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) - Phần 1: Trồng trọt. TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P, JGAP, với mục đích hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Các yêu cầu chính của tiêu chuẩn VIETGAP cho sản phẩm trồng trọt

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng cho hoạt động canh tác, trồng trọt tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm: - Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại; Trái cây các loại; Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …); Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều…

Các yêu cầu chính trong Tiêu chuẩn VIETGAP trồng trọt

Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 tập trung vào các yêu cầu về đảm bảo vào vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể Tiêu chuẩn VIETGAP cụ thể tập trung đảm bảo thực hiện được 04 chữ “AN” sau:

- An toàn Thực phẩm - không gây nguy hại, ngộ độc cho người tiêu dùng;

- An toàn cho môi trường và hệ sinh thái xung quanh;

- An toàn lao động cho người sản xuất, canh tác nông nghiệp;

- An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;

Khi canh tác nông nghiệp Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 các trang trại và người nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 ĐÚNG”, cụ thể:

- ĐÚNG LOẠI, nghĩa là loại thuốc, phân bón và vật tư sử dụng trong canh tác phải trong danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng thuốc và phân bón bị cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cây trồng;

- ĐÚNG LIỀU LƯỢNG, nghĩa là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải được sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ sư nông nghiệp. Việc này vừa đảm bảo hiệu quả cho việc sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí do sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón mà lại không đem hiệu quả;

- ĐÚNG LÚC, nghĩa là sử dụng phân bón đúng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt sinh vật gây hại, tránh sử dụng tràn lan vừa gây lãnh phí;

- ĐÚNG THỜI GIAN CÁCH LY, nghĩa là ở thời điểm thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ví dụ từ 07 ngày -14 ngày tùy theo loại thuốc sử dụng) để đảm bảo không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm được thu hoạch.

- Chi phí hợp lý đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Chi phí chứng nhận của TQC luôn luôn phù hợp theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, từng trang trại với phương châm hỗ trợ tối đa và cắt giảm các khoản chi phí phát sinh để đưa ra một mức chi phí hợp lý nhất theo từng quy mô và hiện trạng nông trại làm VIETGAP.

- Thủ tục thuận tiện - hỗ trợ tối đa

Với phương châm “Chuẩn mực - Đúng hẹn - Thân thiện - Chuyên nghiệp”, TQC đặt chất lượng dịch vụ chứng nhận và yếu tố đúng hẹn lên hàng đầu. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ luôn được Trung tâm TQC song hành, hỗ trợ tối đa và đầy đủ các bước thực hiện, đảm bảo thuận lợi nhất trong quá trình hoàn thiện thủ tục, đăng ký, đánh giá và tiếp nhận Giấy chứng nhận.

Giá trị thương hiệu khoa học và công nghệ trong nước:

TQC không phải là doanh nghiệp hay công ty đơn thuần mà là Tổ chức khoa học công nghệ được Bộ Khoa học và công nghệ cấp Giấy đăng ký hoạt động. TQC trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là cơ quan khoa học công nghệ lớn nhất của Việt Nam với mạng lưới cơ quan cấp dưới tại 63 tỉnh thành trong cả nước.

Mạng lưới đánh giá rộng lớn

Hiện tại, ngoài 3 văn phòng chính ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh thì Trung tâm TQC còn có mạng lưới chuyên gia giàu kinh nghiệm có mặt tại rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nhanh chóng hỗ trợ khách hàng mọi thủ tục pháp lý kịp thời, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.

Gía trị của chứng chỉ

Đánh giá một lần -> Cấp một chứng chỉ -> Được chấp nhận ở mọi nơi. Chứng chỉ chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia về thực hành nông nghiệp tốt VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 do Trung tâm TQC cấp được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới./.

Tú Anh TH