Thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc: Sầu riêng Việt Nam vươn ra biển lớn

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn hướng dẫn thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên. Qua đó, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức tập huấn hướng dẫn thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên.

Cụ thể, các cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên, các doanh nghiệp, nông dân liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sầu riêng được tập huấn về các quy định của Trung Quốc liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật và hướng dẫn xây dựng vườn trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang thị trường này.

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), hiện cả nước có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Vì vậy, để xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc theo các yêu cầu của nghị định thư, các doanh nghiệp xuất khẩu, người trồng và các cán bộ kỹ thuật cần phải nắm vững các yêu cầu về quy trình cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; các yêu cầu chung về vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, lưu trữ hồ sơ; hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên sầu riêng; chương trình giám sát dư lượng và kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

ma-so-co-so-dong-goi-sau-rieng-1-1658477954.jpeg
Ảnh minh hoạ

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV phân tích: Khi xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế nhất định. Hiện nay, tổng sản lượng sầu riêng của Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm, với diện tích trồng dao động từ 85.000 - 90.000ha, kéo dài trên một vài vùng sinh thái.

Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức sản xuất để rải vụ, thu hoạch nhiều tháng trong năm. Các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để xuất khẩu sầu riêng ở mọi thời điểm sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, được thị trường Trung Quốc chấp nhận, đầu ra cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rất lớn. Cuộc chơi chính ngạch đòi hỏi nhà vườn và doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu luật để làm đúng quy trình, duy trì nguồn hàng ổn định và đạt chất lượng mới mong giữ được thị trường.

Giám sát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Các chuyên gia cho rằng, vấn đề xây dựng thương hiệu để trái cây Việt Nam cạnh tranh được với trái cây Thái Lan, Malaysia cũng là một thách thức không nhỏ. Bởi việc xuất khẩu sầu riêng của họ vào Trung Quốc đã thực hiện từ lâu. Nghĩa là thị phần của 2 nước này tại thị trường đông dân nhất thế giới đã được đảm bảo. Đó là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Cục BVTV đánh giá, sau khi Nghị định thư song phương về kiểm dịch thực vật đối với nhập khẩu quả sầu riêng tươi của Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ hai sau Thái Lan được tiếp cận thị trường chính thức cho sầu riêng tươi - loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao tại Trung Quốc.

Điều này đã mở ra cơ hội và tạo thêm dư địa tăng trưởng cho một ngành hàng thế mạnh của nước ta, góp phần cải thiện thu nhập của hàng trăm ngàn bà con nông dân, nhất là vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL.

Cục BVTV đã nhanh chóng hoàn tất công tác chuẩn bị đầy đủ chương trình, tài liệu, bài giảng để tổ chức các hội nghị tập huấn các nội dung liên quan cho các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu, từ đó giúp các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định một cách tốt nhất và có được sản phẩm sầu riêng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Được biết, hiện nay Đắk Lắk và Tiền Giang là những tỉnh có diện tích trồng sầu riêng nhiều nhất, quy mô lớn được ưu tiên tổ chức tập huấn đầu tiên.

Phương Ly (t/h)