Thái độ với người khác như thế nào cho hiệu quả?

Trên đời chúng ta luôn trăn trở: “Làm người nên có lòng khoan dung độ lượng. Không nên nói thẳng hay phê bình thẳng lỗi sai của người khác, hãy tìm cách gợi ý để tự họ hiểu ra lỗi của mình.
tinh-ban-va-tinh-yeu-elle-man-4-475x267-1639011871.jpg
Minh họa

Chớ nói lời lạnh lùng làm thương tổn tới sự tự tôn của người khác”, nhiều bạn chia sẻ rằng: em đã nói rất nhiều, nói thẳng mà còn chẳng thay đổi, họ hiểu nhưng giả vờ không hiểu, luôn đổ lỗi cho người khác… với những nhân viên như vậy, em nên làm thế nào?

Thật ra, khi chúng ta góp ý không khéo, đẩy nhân viên vào các trạng thái sau: chống đối ra mặt, lẩn tránh, đối phó… Xét về tâm lý học, khi bị phê bình thẳng thắn quá, bức xúc và giận dữ, tâm trạng tiêu cực làm não ý thức của họ bị đóng lại. Không lời nào chúng ta nói ra họ tiếp nhận được thì lấy gì mà thay đổi, lúc đó não nguyên thuỷ (động vật) sẽ điều khiển họ chỉ với hai trạng thái: đấu tranh hoặc bỏ chạy.

Nên điều cần làm là:

1, Hãy xác định tính cách của nhân viên thuộc tuýp người nào để góp ý cho phù hợp với phong cách của họ: có người tình cảm thì dùng tình cảm, có người lý trí phải phân tích thiệt hơn, có người gia trưởng thì cần tôn trọng và lắng nghe họ, người ôn hòa thì nhẹ nhàng một chút…

2. Xác định vấn đề cần trao đổi, luôn nghĩ đến sự việc, hành vi chứ không phải con người (nếu chúng ta phê phán con người họ vì một hành vi không đúng thì chắc chắn thất bại ngay từ đầu, kiểu như: em thật vô kỷ luật chỉ vì bạn ấy đi muộn một vài lần).

3. Chọn môi trường và tâm trạng tích cực: quán café thay vì văn phòng, bình tĩnh chứ không nóng giận, thực lòng quan tâm và mong họ thay đổi tốt hơn chứ không ghét bỏ…và tuyệt đối không được mắng nhân viên trước mặt người khác hay trong cuộc họp trong lúc ko kiểm chế được.

4. Hãy dùng mô hình bánh Sandwich để góp ý: Khen - Phê - Khen (em rất nhiệt tình trong công việc, hỗ trợ khách hàng, tuy nhiên đôi khi em bỏ qua các nguyên tắc có thể gây rủi ro cho mình… nếu em cẩn thận hơn, xem kỹ các quy định trước khi thực hiện, chắc chắn em sẽ là một nhân viên kinh doanh xuất sắc).

5, Hãy gợi ý để họ hiểu ra vấn đề: em có rất nhiều KH, cũng rất chịu khó liên lạc mà sao không chốt được giao dịch, vẫn không hoàn thành chỉ tiêu, em thử nghĩ xem vấn đề nằm ở đâu?… 

6. Hãy thống nhất một lịch trình, mục tiêu để thay đổi: em có cam kết tuần này em sẽ không di muộn nữa không? Vậy em cam kết tháng này cố gắng hoàn thành chỉ tiêu nhé.

7. Giám sát việc thực hiện và có khen ngợi, phần thưởng nhỏ… để khích lệ.

8. Nếu làm hết tất cả những điều trên nhiều lần mà vẫn không thay đổi, gây hậu quả xấu cho tổ chức thì nên cho nghỉ việc. Một vị tướng người Mỹ đã nói, trong quản lý nhân sự: Nhân viên nào ngu dốt nhưng lười (mà không đuổi được) thì kệ thôi, chả hại gì, nhưng loại vừa ngu dốt lại chăm chỉ thì đuổi ngay kẻo gây họa, nếu họ chăm chỉ và thông minh, cho làm quản lý cấp trung, nhưng lãnh đạo cấp cao thì phải thông minh và lười một chút, chủ đề này sẽ được bàn trong một chủ đề khác./.