Quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 225 khu rừng đặc dụng, 41 vườn quốc gia
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia định hướng xây dựng tổng cộng 41 vườn quốc gia trên cả nước, tập trung chủ yếu tại Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (12 vườn), Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên (cùng 8 vườn). Định hướng đến năm 2030, Việt Nam có tổng cộng 225 khu rừng đặc dụng, với diện tích tăng thêm gần 200.000ha so với hiện nay.
Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật
Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020. Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
Việt Nam phấn đấu đạt khoảng 1 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2025, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 500 nghìn ha và sẽ đạt khoảng 1 triệu ha vào năm 2030.
Chú trọng nâng cao chất lượng rừng trong Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên sinh thái vô cùng quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là vũ khí sống còn để thích nghi với biến đổi khí hậu.