kinh tế biển
“Vươn ra biển” đã trở thành xu thế lớn, định hướng quan trọng cho tất cả các quốc gia có biển
Cục trưởng Nguyễn Đức Toàn nhấn mạnh: “Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, việc “Vươn ra biển” đã trở thành xu thế lớn, định hướng quan trọng cho tất cả các quốc gia có biển. Việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách, chiến lược biển có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay”.
Huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục bám sát đường lối của Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Quy hoạch không gian biển quốc gia 2021 - 2030 đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển
Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành kinh tế biển mới. Nghị quyết cũng đặt ra 5 vấn đề trọng tâm và 4 khâu đột phá có tính then chốt, sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho phát triển.
Bạc Liêu: Nhiều chủ tàu và ngư dân trăn trở cho tàu nằm bờ hay ra khơi
Sản lượng đánh bắt giảm, giá bán giảm trong khi chi phí ra khơi ngày càng tăng cao khiến cho nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gặp khó. Nhiều chủ tàu và ngư dân trăn trở cho tàu nằm bờ hay ra khơi.
Cần có bộ chỉ số đánh giá quốc gia mạnh về biển, bền vững về biển
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà - Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cho rằng cần có bộ chỉ số đánh giá quốc gia mạnh về biển, bền vững về biển, đánh giá các ngành kinh tế biển có lợi thế… từ đó thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Phát triển quỹ đất theo hướng lấn ra biển gắn với bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia
Phát triển quỹ đất theo hướng lấn ra biển là lợi ích quốc gia. Trong hoạt động này, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Đồng thời kiểm soát để hoạt động lấn biển hài hoà với quản lý, khai thác, sử dụng biển để giữ gìn các giá trị môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái trong các quy hoạch ngành quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh…
Nỗ lực phát triển kinh tế biển theo hướng xanh và bền vững
Chuyển đổi sang mô hình kinh tế biển xanh trên cơ sở bảo tồn và phát huy các “nguồn vốn biển tự nhiên,” đặc biệt là các nguồn tái tạo như năng lượng gió, nuôi biển, du lịch sinh thái…được xem là một giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững đối với nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.
Cần sự đồng hành để phát triển ngành muối
Với vị trí địa lý là vùng biển trải dài dọc theo đất nước, Việt Nam được đánh giá là một nước có thể phát triển mạnh nghề muối. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất chủ yếu thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân dẫn đến năng suất, chất lượng muối thấp.
Quy hoạch không gian biển quốc gia đảm bảo sự phát triển bền vững
Quy hoạch không gian biển quốc gia là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả; góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Quy hoạch không gian biển mở ra cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Đẩy nhanh quy hoạch không gian biển sẽ mở ra tiềm năng to lớn về phát triển điện gió ngoài khơi cho Việt Nam. Đây cũng là cơ hội rất lớn để Việt Nam nâng cao thu nhập và đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Phát triển chuỗi liên kết giá trị trong nuôi trồng thủy sản trên biển, nâng tầm thủy sản Việt Nam
Hiện, nuôi trồng thủy sản trên biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển về việc tăng cường chỉ đạo, quản lý và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển.
Kinh tế biển và phát triển thương mại Việt Nam
Hàng nghìn đời nay ông cha ta đã khai thác tài nguyên của biển và ngày nay chúng ta đang tiếp tục công việc của họ để lại để phục vụ cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là dân vùng biển. Ngoài khai thác tài nguyên như dầu khí, điện gió, điện mặt trời, … ở biển thì biển Việt Nam còn có những địa điểm du lịch lý tưởng không phải chỉ ở đất nước chúng ta mà còn của cả thế giới.
Phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”, Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào ngày 5/2/2023.
Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững
Phú Yên được đánh giá là địa phương có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển, làm giàu từ biển. Thời gian qua, địa phương này đang tích cực triển khai chương trình hành động về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng vùng biển và ven biển phát triển bền vững.
Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam có nhiều lợi thế về vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề nuôi biển nước ta. Trong đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè trên biển
Việt Nam hiện đang có nhiều loại cá nuôi lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao như: cá song, cá giò, cá hồng, cá vược, cá tráp, cá chim vây vàng, cá ngừ, cá măng biển... Cả nước hiện có 51 cơ sở sản xuất giống cá biển, sản lượng sản xuất thực tế đạt 509 triệu con.
Nam Định đưa kinh tế biển trở thành động lực phát triển, thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư
Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, tỉnh Nam Định đã thu hút được 111 dự án, số vốn đầu tư trong nước gấp 8,5 lần của cả giai đoạn 2016-2020. Tỉnh cũng xác định mục tiêu phát triển các ngành kinh tế vùng ven biển toàn diện, theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, chú trọng 4 nhóm ngành: công nghiệp ven biển; du lịch biển; kinh tế hàng hải; nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản.
Sẽ hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển
Mục tiêu phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
Music Festival trên du thuyền – hướng tiếp cận khán giả mới của nghệ sĩ EDM Việt
Nhạc điện tử (EDM – Electronic Dance Music) cùng những đặc thù khác biệt hoàn toàn so với các loại hình nghệ thuật truyền thống đang có những bước phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là với những nghệ sĩ và khán giả trẻ tuổi. Tuy nhiên, sau 2 năm chống chọi với đại dịch covid-19, các nghệ sĩ EDM cũng dần ý thức được những hạn chế và khó khăn khi theo đuổi loại hình nghệ thuật còn mới mẻ này.