Theo đó, Quảng Ngãi đề ra mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sản lượng sắn tươi toàn tỉnh đạt 250-300 ngàn tấn, đảm bảo nguồn cung cho chế biến các sản phẩm như tinh bột, ethanol...
Diện tích trồng đạt chuẩn về giống và quy trình đạt từ 70-80%; Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắn đạt từ 180-200 triệu USD.
Về quy hoạch vùng, tỉnh xác định, đối với vùng miền núi, diện tích trồng khoảng 9-10 ngàn ha, vùng đồng bằng ước khoảng từ 3-4 ngàn ha.
Về phát triển chế biến, tiếp tục khuyến khích thành phần kính tế tư nhân tiếp tục nâng cấp, đầu tư mở rộng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sắn (tinh bột, ethanol..), các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Định hướng công suất chế biến đến năm 2030 tổng công suất toàn tỉnh đạt 250-300 ngàn tấn củ tươi/năm.
Để đạt những mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ngãi đã đề ra hàng loạt giải pháp mang tính đồng bộ như: đa đạng các chủ thể trong tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng mô hình, chú trọng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò quản lý nhà nước, đầu tư tăng cường năng lực thực hiện và hợp tác quốc tế.
Tỉnh giao sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan và địa phương nằm trong quy hoạch, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án.
Đề án triển khai với mục tiêu phát triển ngành hàng sắn ổn định, hiệu quả, bền vững. Xây dựng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo ra giá trị kinh tế cao. Góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông thôn, miền núi, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường./.