Nông nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về thích ứng và giảm thiểu

Bà Carolyn Turk (ảnh), Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, tọa đàm Chuyển đổi sang hệ thống lượng thực thực phẩm xanh, phát thải thấp tập trung vào hai điểm chính đó là chuyển đổi xanh là việc làm cấp thiết và “lời nói đi đôi với hành động”. Có thể thấy, ngành nông nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về thích ứng và giảm thiểu.
178d3143730t40932l0-1639698031.jpg
Ảnh minh họa

Về khía cạnh thích ứng, nông nghiệp là một trong những tác nhân chính gây nên biến đổi khí hậu khi phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này chiếm 18% tổng lượng phát thải. Lượng phát thải dự kiến sẽ lên tới 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo. Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ tại COP26 đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, giảm khí thải Metan 30% tính đến năm 2030… và đây là thách thức đối với ngành lúa gạo Việt Nam.

Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức từ các sự kiện khí hậu đáng kể cũng như suy thoái trong lâu dài về biến đổi khí hậu.

"Chúng tôi ước tính, giải quyết mà không có hành động cụ thể có thể gây thiệt hại khoảng 3-5 tỷ mỗi năm hoặc lên tới 10 tỷ nếu biến đổi khí hậu diễn ra cực đoan", Giám đốc WB tại Việt Nam thông tin. "Một số vùng ở Việt Nam như ĐBSCL dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu như nước nước biển dâng, xâm nhập mặn, mưa bất thường, hạn hán… dự kiến sẽ làm giảm năng suất lúa gạo trong vòng 30 năm tới".

Thế giới đang ngày càng quan ngại đến dấu chân carbon (Carbon footprint) từ các sản phẩm của quốc gia. Việt Nam có dấu chân carbon khá cao trong sản phẩm nông nghiệp và điều này gây ảnh hưởng đến thành tích mà Việt Nam đã đạt được trong vòng 30 năm qua.

Dấu chân carbon (tiếng Anh: Carbon footprint) là lượng khí nhà kính chủ yếu là cacbon dioxide, được thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người.

Ngoài thách thức về biến đổi khí hậu, chúng ta còn đang đối mặt với những thách thức nội tại như giảm năng suất trong ngành, áp lực gia tăng sản lượng, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. WB tin rằng Việt Nam rất cần duy trì vị thế đáng mong muốn là một trong những nước sản xuất nông nghiệp mạnh trên thế giới.

Việc sản xuất sản phẩm, tương lai nông nghiệp Việt Nam sẽ dựa vào tri thức nhiều hơn trong khi tập quán thâm dụng tài nguyên và dấu chân carbon cần phải giảm thiểu. Việt Nam cũng cần nhạy bén hơn những nhu cầu trên toàn cầu để sản xuất sản phẩm an toàn hơn với môi trường.

Trong tọa đàm chính sách này, chúng tôi mong mạng lại bài học từ các quốc gia phát triển như như châu Âu, Trung Quốc trong chuyển đổi sang hệ thống lương thực, thực phẩm xanh, phát thải thấp. Phía WB sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, mở rộng các hoạt động đầu tư cùng Bộ NN-PTNT để xác định và hướng tới 1 tương lai tươi sáng cho ngành nông nghiệp Việt Nam./.