Những người sống bên bờ biển có thể phải di chuyển do biến đổi khí hậu

ezgifcom-gif-maker-1655978347.jpg
Những ngôi nhà trên bờ biển phía Đông nước Anh (2020).

Giám đốc điều hành của Cơ quan Môi trường Vương quốc Anh - ông James Bevan đã đưa ra cảnh báo đối với các cộng đồng sinh sống ở vùng ven biển, thừa nhận rằng biến đổi khí hậu sẽ khiến người dân ở Anh và các nước khác phải di dời nơi sống do mực nước biển dâng cao và xói mòn bờ biển. Ông nói rằng: "Biến đổi khí hậu là sự thật "khó khăn nhất" hiện nay, khi "một số cộng đồng của chúng tôi không thể ở lại ngôi nhà của họ... Nếu chúng ta có thể xây dựng lại cơ sở hạ tầng tốt hơn, sẽ không xuất hiện hiện tượng xói mòn bờ biển, khiến mực nước biển dâng cao liên tục."

Việc nước biển dâng cao là một mối đe dọa khổng lồ đối với những cộng đồng ven biển trên thế giới, bao gồm cả các quốc đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 tại Glasgow vào năm ngoái, tổng thống Maldives - một quần đảo gồm 1.192 hòn đảo - đã tìm cách nêu bật mối nguy hiểm mà đất nước của ông đang phải đối mặt. Ibrahim Mohamed Solih cho biết, "Các hòn đảo của chúng tôi đang dần bị nước biển xâm lấn... Nếu chúng ta không làm gì đó, có thể Maldives sẽ không còn tồn tại vào cuối thế kỷ này."

ezgifcom-gif-maker-1-1655978347.jpg
Rìa của một vách đá trên bờ biển Norfolk, Anh. Mực nước biển dâng cao và xói mòn bờ biển là mối đe dọa đối với nhiều cộng đồng ven biển trên thế giới.

Trước đó, vào tháng 2/2022, tại Hoa Kỳ, cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia đã cảnh báo rằng mực nước biển dọc theo các đường bờ biển của Hoa Kỳ dự kiến tăng khoảng 30cm vào năm 2050. Đó là mức tăng trung bình được đo lường suốt 100 năm qua.

Ở diễn biến khác, ông James Bevan đã từng phát biểu tại một hội nghị ở Telford, Shropshire như sau: "Ở một số nơi, kế hoạch đúng - về kinh tế, chiến lược và con người - sẽ phải là di chuyển toàn bộ cộng đồng khỏi nguy cơ hơn là cố gắng bảo vệ họ khỏi những tác động của biến đổi khí hậu". Ông cho biết, "biến đối khi hậu sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn" và sẽ "không thể tránh khỏi một thời điểm mà cộng đồng của chúng ta phải quay lại bờ biển".

Vào tháng 5/2022, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, mực nước biển trung bình toàn cầu đã "đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2021, tăng trung bình 4,5mm mỗi năm trong giai đoạn 2013 đến 2021". Tổ chức này cũng thông tin, con số này "cao hơn gấp đôi mức tăng trung bình từ năm 1993 đến năm 2002 và chủ yếu là do băng tan ngày càng nhanh. Việc này có thể gây ra "những tác động lớn đối với hàng trăm triệu cư dân sống bám biển".