Nhật Bản: Các công ty sản xuất trò chơi điện tử tăng lương cho nhân viên

Nếu như không đưa ra được mức lương cao hơn, ngành công nghiệp trò chơi Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu.
guef-1655347793.png
Ba gã khổng lồ trò chơi Nhật Bản đã công bố kế hoạch trả lương cao hơn cho nhân viên của họ, nhưng nó có thể không đủ để theo kịp các đối thủ phương Tây

Làm việc trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử không hề dễ dàng. Mặc dù, môi trường làm việc đang được cải thiện, nhưng từ lâu đã có áp lực phải phát hành trò chơi đúng hạn. Điều này đồng nghĩa với việc phải làm thêm ngoài giờ với áp lực cao để đưa vào các trò chơi theo đúng tiến độ.

Ở Nhật Bản, các nhà phát triển làm việc vô cùng chăm chỉ nhưng họ kiếm được ít hơn so với các đối tác của mình ở Mỹ. Bandai Namco, Capcom và Koei Tecmo, 3 trong số các nhà phát triển trò chơi lớn nhất Nhật Bản, đang cố gắng thay đổi điều đó mặc dù sẽ tốn nhiều thời gian.

Từ ngày 1/4, Bandai Namco đã trao thưởng cho tất cả nhân viên mức tăng trung bình 50.000 yên và tăng mức lương cơ bản hàng tháng của công ty lên 290.000 yên. Koei Tecmo, nhà sản xuất của Ninja Gaiden đã tăng mức lương cơ bản lên 23%. Việc tăng lương bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6. Điều đó có nghĩa là nhân viên mới sẽ kiếm được ít nhất 290.000 yên/tháng.

Capcom, công ty đứng sau Resident Evil và Monster Hunter đang tăng mức lương cơ bản trung bình lên 30% và giới thiệu một hệ thống tiền thưởng mà theo công ty "có liên quan chặt chẽ hơn đến hiệu quả kinh doanh của công ty". Tiền lương tại Capcom dường như đang thoát ra khỏi hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, vốn vẫn ảnh hưởng nặng nề trong nhiều công ty Nhật Bản.

Sau đây là những công ty lớn đang ở trong thời kỳ hưng thịnh: Doanh thu của Bandai Namco tăng; Koei Tecmo công bố doanh số bán hàng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh thu của Capcom cũng tăng vọt nhờ những bộ phim ăn khách như Resident Evil Village, sau một thời gian dài thu được nhiều lợi nhuận.

Đại dịch đặc biệt có lợi cho các công ty trò chơi vì mọi người đã dành nhiều thời gian ở nhà hơn và tìm kiếm những việc khác để làm. Nếu công ty không thu được lợi nhuận thì liệu họ có tăng lương không?

Mức lương cơ bản mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình quốc gia của Nhật Bản là 4,89 triệu yên. Nó cũng thấp hơn đáng kể so với mức lương trung bình của ngành công nghiệp trò chơi điện tử ở Mỹ, theo ZipRecruiter, khoảng hơn 50.000 đô la (6,4 triệu yên) một năm. Theo Hướng dẫn nghề nghiệp ngành công nghiệp trò chơi, ngay cả các lập trình viên trò chơi sơ cấp ở Mỹ cũng kiếm được 44.000 đô la (5,6 triệu yên). Với sự suy yếu không ngừng của đồng yên, mức lương của ngành công nghiệp trò chơi Nhật Bản dường như còn mờ nhạt hơn.

Trong nhiều thập kỷ, tiền lương và giá cả đã không thay đổi ở Nhật Bản. Theo Reuters, điều này đang bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Fumio Kishida đã yêu cầu các công ty tăng lương cho nhân viên. Mức lương tốt hơn là một phần trong kế hoạch của "đất nước mặt trời mọc" để giảm lạm phát xuống còn 2%. Điều này sẽ giúp Nhật Bản bắt kịp với chi phí nhập khẩu ngày càng tăng.

Nếu như không đưa ra được mức lương cao hơn, ngành công nghiệp trò chơi Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc duy trì tính cạnh tranh trên toàn cầu - đặc biệt là khi các công ty quốc tế như Tencent của Trung Quốc đang ngày càng chi nhiều tiền hơn vào các studio mới và mua lại các studio có tên tuổi.

Điều này làm cho các công ty Nhật Bản bắt buộc phải tăng lương. Trò chơi điện tử là một hình thức giải trí toàn cầu và nếu các công ty trong nước không thể thu hút và giữ chân các nhà sản xuất trò chơi lành nghề, họ có thể sẽ gặp phải tình trạng các nhân viên đến làm việc cho các đối thủ quốc tế mở chi nhánh tại Nhật Bản và nước ngoài. Nếu không có những thay đổi, tình trạng "chảy máu chất xám" của ngành công nghiệp trò chơi Nhật Bản là hoàn toàn có khả năng xảy ra.