Nghệ An: Xây dựng khu Lâm nghiệp công nghệ cao

Để hiểu rõ hơn về phát triển vùng nguyên liệu rừng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bạch Quốc Dũng - Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An

Phóng viên: Những thành tích nổi bật trong phát triển và bảo vệ rừng của Nghệ an trong những năm qua là gì thưa đồng chí?

bach-quoc-dung-1-1634134098.jpg
Đồng chí Bạch Quốc Dũng chi Cục trưởng chi Cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An

Đồng chí Bạch Quốc Dũng: Thời gian qua, với sự vào cuộc của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được hiện thực hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Với những kết quả nổi bật trong quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh trồng được trên 18.000 ha rừng tập trung, đưa tổng diện tích rừng trồng hiện có đến năm 2020 đạt gần 180.000 ha.

Tổng trữ lượng gỗ rừng trồng đạt trên 10,0 triệu m³, tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 58,5%. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tương đối phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ và lâm sản ngoài gỗ có bước tăng trưởng khá, là ngành hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh. Cơ chế, chính sách về phát triển rừng nguyên liệu từng bước được hoàn thiện. Đặc biệt, vừa qua Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Quyết định số 509/QĐ-TTg, ngày 31/3/2021 là một trong ba Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước.

kiem-lam-3-1634133842.jpg
Một cuộc kiểm tra rừng của kiểm lâm Nghệ An

Phóng viên: Bên cạnh những thành tựu đạt được thì đâu là những hạn chế trong công tác quản lý phát triển kinh tế rừng thưa đồng chí?

Đồng chí Bạch Quốc Dũng: Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đang còn những tồn tạinhư việc phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng quản lý chỉ rừng bền vững và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn Nghệ An.

Những biểu hiện rõ nhất là: Kết quả trồng rừng tập trung chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng còn thấp. Diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững còn ít. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao còn hạn chế, liên kết theo chuỗi từ khâu trồng rừng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa người dân trồng rừng với doanh nghiệp còn yếu. Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Phóng viên: Vậy đâu là những nguyên nhân thưa đồng chí chi Cục trưởng?

Đồng chí Bạch Quốc Dũng: Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên nhận thức, ý thức, trách nhiệm chưa cao, chưa đầy đủ.

thiếu quyết liệt trong lãnh đạo. chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với công tác phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản.

Một bộ phận người dân, doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế trước mắt mà chưa coi trọng phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu.

Cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh, nguồn lực đầu tư chưa được quan tâm đúng mức để khuyến khích được người dân, cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng trồng thâm canh chất lượng cao.

kiem-lam-1-1634133895.jpg
Kiểm lâm trao đổi chính sách bảo vệ rừng cho nhân dân

Pv: Giai đoạn 2021- 2025 Lãnh đạo và nhân dân Nghệ an sẽ bảo vệ và phát triển rừng như thế nào thưa đồng chí?

Đồng chí Bạch Quốc Dũng: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng

kiem-lam-1634133943.jpg
Kiểm lâm Nghệ An kiêm tra việc trồng và bảo vệ rừng

Đẩy mạnh công tác giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khẩn trương rà soát, đánh giá hiệu quả vùng phát triển nguyên liệu của các dự án trồng rừng hiện có. Việc trồng rừng gỗ lớn gắn với thực hiện quản lý rừng bền vững và cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nguyên liệu từ chọn, tạo giống, kiểm soát, đảm bảo chất lượng giống cho trồng rừng. tạo vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh.

Tập trung phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản; nghiên cứu các mô hình trồng rừng thâm canh kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng và du lịch sinh thái để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng phục vụ cho lĩnh vực trồng rừng và chế biến lâm sản.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện đầu tư, xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 509/QĐ-TTg, ngày 31/3/2021.

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí !

Lê Thìn