Theo đó, thu nội địa 13.697 tỷ đồng (tăng 914,7 tỷ đồng), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.300 tỷ đồng (tăng 50 tỷ đồng so với năm 2021).
Để đạt được mục tiêu trong thu ngân sách, tỉnh đang tập trung thu ngân sách ngay từ đầu năm; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và vững chắc.
Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Đồng thơi, tiếp tục đôn đốc thu tiền sử dụng đất các dự án bất động sản đã được giao đất, xác định giá đất nộp tiền sử dụng đất, thực hiện thu hồi đất đối với các dự án triển khai chậm, không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của Luật thuế hiện hành.
Cùng với tập trung các giải pháp trong thu ngân sách, tỉnh Nghệ An cũng quản lý chặt chi ngân sách nhà nước ngay từ khâu lập dự toán đến tổ chức thực hiện. Ngoài ra, thực hiện nghiêm các quy định về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, phí trong và ngoài nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền; ưu tiên dành nguồn kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo các nhiệm vụ về an ninh - quốc phòng, các dịch vụ quan trọng thiết yếu.
Sở Tài chính Nghệ An cho biết, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 tại Nghệ An được xây dựng trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của dịch COVID-19, kết quả thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2021 và căn cứ các Luật thuế, các cơ chế chính sách của trung ương về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí; dự báo sát thực tình hình đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, sự phục hồi, sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2022, đồng thời dự kiến và tính toán đầy đủ những sản phẩm mới năm 2022 tăng thêm.
Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 được xây dựng theo hướng tiếp tục thực hiện các giải pháp tiết kiệm, nâng cao hiệu quả, góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng cường chi cho an sinh xã hội; thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ mới của Trung ương và địa phương./.