Ngành nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng Indonesia vươn mình trong xu thế toàn cầu hoá

Hiện nay, các lĩnh vực nông nghiệp, xuất nhập khẩu, công nghệ và giáo dục đều đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời đi kèm với không ít thách thức. Tuy vậy, với tinh thần hợp tác, sự sáng tạo và nỗ lực chung, sẽ từng bước tạo dựng những cơ hội kết nối giao thương, hợp tác đầu tư và phát triển đầy thiết thực và ý nghĩa.
126-1747130634.jpg
Hội thảo khoa học với chủ đề “Hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Indonesia trong bối cảnh toàn cầu hoá”. (Ảnh: Võ Nga)

Mới đây, Hiệp hội Trang Trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Indonesia trong bối cảnh toàn cầu hoá”. Đây chính là cơ hội để các Doanh nghiệp nông nghiệp cũng như các chủ trang trại giữa hai nước bày tỏ tinh thần hợp tác, sự sáng tạo và những nỗ lực chung, hướng đến kết nối giao thương, hợp tác đầu tư và phát triển đầy thiết thực, góp phần tô thêm tinh thần đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Indonesia trong hành trình phát triển kinh tế chung.

Hội thảo có sự góp mặt của ông Lê Duy Minh - Chủ tịch Hiệp hội Trang Trại và Doanh nghiệp Việt Nam; Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội; Thạc sĩ Nguyễn Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội, Trưởng cơ quan đại diện miền Trung - Tây Nguyên; PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia, học giả, diễn giả, doanh nghiệp quốc tế như PGS.TS Noviaty Kresna Darmasetiawan - Phó Hiệu trưởng phụ trách tài chính và nhân sự của Đại học Ubaya (Indonesia), Giám đốc doanh nghiệp trồng trọt thuỷ canh;  ông Mohan Remesh Anand - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Arohana, chủ nhà hàng Saigon Indian, Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam,... cùng các vị khách mời quốc tế là các chủ Doanh nghiệp đến từ Ấn Độ, Đức, Singapore.

121-1747130682.jpg
Ông Lê Duy Minh - Chủ tịch Hiệp hội Trang Trại và Doanh nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Võ Nga)

Được biết, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia càng trở nên quan trọng. Những năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt hơn 16 tỷ USD vào năm 2024, gấp đôi so với năm 2020. Đây là minh chứng hùng hồn cho tiềm năng hợp tác lớn giữa hai quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra những cơ hội mới phát triển bền vững, công nghệ cao, năng lượng tái tạo và nông nghiệp thông minh.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Duy Minh - Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Việt Nam cho biết, các lĩnh vực nông nghiệp, xuất nhập khẩu, công nghệ và giáo dục đều đang đứng trước những cơ hội lớn, đồng thời đi kèm với không ít thách thức. Tuy vậy, với tinh thần hợp tác, sự sáng tạo và nỗ lực chung, sẽ từng bước tạo dựng những cơ hội kết nối giao thương, hợp tác đầu tư và phát triển đầy thiết thực và ý nghĩa.

122-1747130756.jpg
PGS.TS Noviaty Kresna Darmasetiawan - Phó Hiệu trưởng phụ trách tài chính và nhân sự của Đại học Ubaya (Indonesia), Giám đốc doanh nghiệp trồng trọt thuỷ canh. (Ảnh: Võ Nga)

Tập trung vào nông nghiệp và trí tuệ nhân tạo, TS. Noviaty Kresna Darmasetiawan cho biết, chúng ta có sự vận hành trong sự quản lý của nhà nước, có những sự hợp tác nhằm thay đổi cơ chế chính sách, hỗ trợ cho nông nghiệp, cây trồng, phân bón cũng như các công cụ thiết bị vận dụng vào trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, phối hợp tu bổ các nguồn lực hợp lí để ngành nông nghiệp của hai đất nước tiến xa hơn nữa, đưa ngành nông nghiệp bắt kịp với tình hình chuyển đổi số, toàn cầu hoá hiện nay cùng phấn đấu vươn lên tầm cao mới.

Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia xem nông nghiệp như là một chìa khoá cho sự phát triển bền vững, đưa những yếu tố hiện đại hoá nền nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh hơn. Đặc biệt, phát triển chuỗi cung ứng toàn diện để phát triển mang tính chất tầm nhìn dài hạn.  

123-1747130765.jpg
Ông Mohan Ramesh Anand - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Arohana, chủ nhà hàng Saigon Indian, Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam. (Ảnh: Võ Nga)

Ngoài ra, theo ông Mohan Ramesh Anand - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Arohana, chủ nhà hàng Saigon Indian, Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác kinh tế thông qua việc giảm thuế suất đối với hàng hoá giữa Ấn Độ và các quốc gia ASEAN, hiện đang tập trung vào việc điều chỉnh lại cơ cấu thuế quan để giải quyết những bất cập và thúc đẩy dòng chảy thương mại, chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu của nước này, với kim ngạch thương mại song phương đạt 122,67 tỷ USD trong giai đoạn 2023 - 2024.

124-1747130775.jpg
Quang cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh: Võ Nga)

Bên cạnh đó, nhằm cân đối thương mại giữa Ấn Độ và các đối tác FTA, Ấn Độ đang nổ lực tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho các mặt hàng chủ lực, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô và nông nghiệp. Chẳng hạn, Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu xe ô tô và nông sản sang các nước ASEAN nhằm hiện thực hoá mục tiêu chiến lược kinh tế.

125-1747130782.jpg
Các đại biểu tham dự tại Hội thảo cùng chụp hình kỉ niệm. (Ảnh: Võ Nga)

Hiện nay, sự phối hơp giữa các quốc gia và doanh nghiệp không chỉ phát triển trong việc áp dụng công nghệ xanh mà còn giúp tạo ra những giải pháp bền vững cho các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng toàn cầu và phục vụ sản xuất nông nghiệp./.

Võ Nga