Theo thông tin từ BCĐ phòng, chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Anh, từ 19 giờ ngày 12/10 đến 9 giờ ngày 13/10, địa bàn huyện Kỳ Anh có mưa to và rất to. Lượng mưa đo được tại xã Kỳ Thượng 124,6 mm, hồ chứa nước Mạc Khê 112,8 mm, Kỳ Đồng 58,6 mm...
Chiều ngày 13/10, ông Võ Tiến Sửu - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng 13/10, hàng trăm mét khối đất đá, cây cối bị sạt lở xuống mặt đường gây ách tắc, chia cắt trên tuyến Tỉnh lộ 551, đoạn thuộc địa bàn thôn Nam Phong, xã Kỳ Phong, giáp ranh với thôn Đất Đỏ, xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh).
Đất đá, cây cối chiếm hết mặt đường và lề đường rộng khoảng 12 m, kéo dài khoảng 30-50 m, gây chia cắt, ách tắc giao thông khiến người dân và các phương tiện không thể lưu thông qua lại.
Tại khu vực này, trước đây đã nhiều lần xảy ra tình trạng sạt lở đất đá khi có mưa lũ. Hiện nay, thời tiết vẫn đang có mưa lớn và dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài nên nguy cơ sạt lở tại khu vực này đang rất cao.
Tại các điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lơ, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng chức năng lập rào chắn, biển cảnh báo ở hai đầu điểm sạt lở để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện. Đồng thời, huy động phương tiện, máy móc khẩn trương giải phóng đất đá sạt lở để sớm lưu thông lại tuyến đường.
Cũng trong ngày, ông Phan Hoàng Trường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Do ảnh hưởng mưa lớn nên khoảng 4 giờ ngày 13/10, một số cầu trên địa bàn bắt đầu ngập, đến nay có cầu đã ngập sâu hơn 1 m, gây chia cắt, ách tắc giao thông.
Trong đó, những điểm ngập sâu nhất là tại cầu rào Lạc Xuân, bắc qua sông Rào Trổ, nối từ trung tâm xã Kỳ Lạc với thôn Xuân Tiến; cầu Lạc Trung bắc qua sông Rào Trổ, ở thôn Lạc Lạc Trung; cầu Cây Ổi bắc qua suối Khe Vong, nối trung tâm xã với thôn Lạc Thanh và thôn Lạc Vinh.
Mưa lớn trong nhiều giờ cũng khiến nước ở các sông lên cao, làm ngập một số tuyến đường và 7 cầu trên địa bàn huyện Kỳ Anh, bao gồm: cầu Lạc Trung, cầu Xuân Tiến, cầu cây Ổi (Kỳ Lạc); cầu Khe Nhơi, cầu Cao Su (Kỳ Sơn); cầu Khe Nhạ, cầu Nhà Cộ (Kỳ Thượng) và 5 tràn bị ngập: Lòi Tròn, Đất đỏ, Trại Cộ (Kỳ Trung); Khe Nhạ, Khe Rửa (Kỳ Tây).
Theo ông Võ Tiến Sửu - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh), vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng 13/10, tuyến tỉnh lộ 551, đoạn từ xã Kỳ Phong đến xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) bị sạt lở, khiến hàng trăm m3 đất, đá đã đổ xuống đường với chiều dài khoảng 50 m. Sạt lở khiến các phương tiện không thể lưu thông qua đoạn đường này.
Mưa lớn trong nhiều giờ cũng khiến nước ở các sông lên cao, làm ngập một số tuyến đường và 7 cầu trên địa bàn huyện Kỳ Anh, bao gồm: cầu Lạc Trung, cầu Xuân Tiến, cầu cây Ổi (Kỳ Lạc); cầu Khe Nhơi, cầu Cao Su (Kỳ Sơn); cầu Khe Nhạ, cầu Nhà Cộ (Kỳ Thượng) và 5 tràn bị ngập: Lòi Tròn, Đất đỏ, Trại Cộ (Kỳ Trung); Khe Nhạ, Khe Rửa (Kỳ Tây).
Ông Phan Hoàng Trường - Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc cho biết: Do mưa lớn kéo dài, nên khoảng 4h00 ngày 13/10, một số cầu trên địa bàn bắt đầu ngập, đến nay có cầu đã ngập sâu hơn 1m. UBND xã đã thông tin rộng rãi từ khi có thông tin mưa lớn cho mọi người dân biết. Hiện, tất cả cầu cống bị ngập đã có biển cảnh báo, sào chắn, có người canh gác.
Mưa lớn kéo dài cũng đã khiến một số tuyến đường ở Thị xã Kỳ Anh bị ngập úng, chia cắt giao thông.
Theo thông tin từ Trạm Khí tượng hải văn môi trường Hoành Sơn (thị xã Kỳ Anh), do giải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ kết hợp với nhiễu động đới gió đông trên cao hoạt động mạnh đã gây mưa to đến rất to toàn khu vực. Lượng mưa đo được từ 19 giờ ngày 12/10 đến 10 giờ sáng ngày 13/10 tại thị xã Kỳ Anh là hơn 100 mm.
Hiện, chính quyền các địa phương đang tích cực huy động lực lượng, phương tiện để giải phóng đất đá; lập rào chắn, cắm biển cảnh báo mức độ nguy hiểm tại khu vực sạt lở.
Đồng thời, nghiêm cấm vớt củi, đánh bắt cá ở những khu vực lũ nguy hiểm; yêu cầu người dân không được chủ quan, lơ là trước tình hình mưa lũ...
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chính quyền các địa phương đã chủ động các phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công dang dở, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc giao thông; cắm biển cảnh báo, cử người trực và hướng dẫn giao thông tại các khu vực xung yếu, như: ngầm qua suối, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc... tránh xảy ra thiệt hại về người và tài sản.