Một số “bất cập” khi các giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải qua sàn bất động sản

“Sàn giao dịch bất động sản và hoạt động môi giới bất động sản” có vị trí quan trọng và rất cần thiết trong thị trường bất động sản, giữ vai trò “cầu nối” để kết nối “cung - cầu”, kết nối “bên bán - bên mua; bên mua - bên bán; bên cho thuê - bên thuê” giúp bên mua tìm kiếm được sản phẩm nhà đất phù hợp hoặc giúp bên bán tiêu thụ sản phẩm.

“Sàn giao dịch” về bản chất chỉ là “đơn vị làm dịch vụ” phục vụ cho bên bán, hoặc phục vụ cho bên mua, hoặc phục vụ cả bên bán và bên mua nhà đất và được trả tiền công là “phí dịch vụ” và do hoạt động “môi giới, sàn giao dịch bất động sản” là hoạt động “dịch vụ” nên trường hợp cá nhân “có nhu cầu” tìm kiếm, mua nhà đất thì có thể thuê “môi giới” hoặc giao dịch qua “sàn giao dịch bất động sản”; hoặc chủ đầu tư dự án bất động sản nếu “có nhu cầu” thì có thể thuê “môi giới” hoặc “sàn giao dịch bất động sản” để bán sản phẩm của mình theo nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, tự thỏa thuận” và trả phí dịch vụ. Đồng thời, bản thân “người môi giới, sàn giao dịch” cũng phải tự chứng minh năng lực và uy tín để được người mua bán nhà, chủ đầu tư lựa chọn “thuê” thực hiện dịch vụ môi giới, giao dịch nhà đất.

Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận thấy, quy định giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thông qua sàn giao dịch mà nếu được thông qua sẽ có dấu hiệu của “lợi ích nhóm”, đó là “nhóm các sàn giao dịch bất động sản” dẫn đến hệ quả là môi trường đầu tư kinh doanh không công bằng, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không có lợi cho người tiêu dùng và không phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/CP về xây dựng thị trường bất động sản đảm bảo công khai, minh bạch. Cụ thể:

1. Quy định “bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch” sẽ tạo “đặc quyền” cho các sàn giao dịch bất động sản:
Quy định giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thông qua sàn giao dịch bất động sản là không hợp lý, bởi lẽ “sàn giao dịch” không góp một đồng vốn nào với chủ đầu tư để bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoặc đầu tư xây dựng các công trình trong dự án, nhưng lại được “đặc quyền” bán sản phẩm của dự án.

1-1662454492.jpg
HoREA nhận thấy, quy định giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thông qua sàn giao dịch mà nếu được thông qua sẽ có dấu hiệu của “lợi ích nhóm”, đó là “nhóm các sàn giao dịch bất động sản” dẫn đến hệ quả là môi trường đầu tư kinh doanh không công bằng, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không có lợi cho người tiêu dùng.

Trong lúc, doanh nghiệp chủ đầu tư dự án lại bị “tước bỏ” quyền tự chủ kinh doanh, tự do kinh doanh đã được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020. Hơn nữa, “sàn giao dịch” cũng là doanh nghiệp như doanh nghiệp chủ đầu tư dự án, nên hai bên phải “bình đẳng” với nhau.

2. Quy định “bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch” sẽ tạo “đặc quyền” cho các sàn giao dịch bất động sản:
Quy định giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thông qua sàn giao dịch là không hợp lý vì dẫn đến việc “sàn giao dịch” được “đặc lợi” khi được hưởng phí dịch vụ bán hàng tối thiểu là 2% trên doanh số bán hàng, thậm chí có không ít trường hợp “phí môi giới” này cao hơn rất nhiều (có thể đến 7 - 8% hoặc cao hơn), mà tổng giá trị của thị trường bất động sản lên đến hàng triệu tỷ đồng, chỉ tính mức phí dịch vụ môi giới tối thiểu là 2% thì tổng chi phí môi giới có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

3. “Sàn giao dịch” còn có thể “vô tình” chiếm dụng tiền thanh toán bán hàng của chủ đầu tư: Bởi lẽ, sàn giao dịch thường định kỳ mới chuyển tiền thanh toán của khách hàng cho chủ đầu tư dự án sau một thời gian nhất định.

4. “Sàn giao dịch” còn nắm giữ nắm giữ được toàn bộ “thông tin khách hàng”:
Nhờ “đặc quyền” tiếp cận khách hàng nên sàn giao dịch còn nắm giữ được toàn bộ “thông tin khách hàng”, mà đây là một cơ sở dữ liệu rất quan trọng để khảo sát, đánh giá và ra quyết định đầu tư kinh doanh mà chủ đầu tư dự án không còn tiếp cận được, mà trong nền kinh tế thị trường (bao gồm thị trường bất động sản) có một nguyên lý là “ai nắm được thông tin về nhu cầu, thị hiếu, xu hướng của thị trường thì người đó là vua”.

Người sản xuất hàng hóa, chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại mà không nắm được khâu bán hàng, phân phối hàng hoá, sản phẩm ra thị trường thì luôn luôn chịu thua thiệt do không nắm được nhu cầu, thị hiếu, xu hướng của thị trường, nên người sản xuất cũng không thể sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, không thể tham gia chế biến sâu trong chuỗi cung ứng.

Do vậy, khi “cắt đứt” khâu bán hàng ra khỏi chủ đầu tư dự án bất động sản thì chủ đầu tư dự án bị “tách” khỏi thị trường bất động sản và gần như bị lệ thuộc hoàn toàn, trở thành người “làm thuê trở lại” cho “ông môi giới” và “sàn giao dịch bất động sản” và chủ đầu tư cũng không thể làm tốt công tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng.

5. Quy định giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thông qua sàn giao dịch mà nếu được thông qua có thể chỉ làm lợi cho “một nhóm doanh nghiệp”:

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận thấy, quy định giao dịch quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải thông qua sàn giao dịch mà nếu được thông qua sẽ có dấu hiệu của “lợi ích nhóm”, đó là “nhóm các sàn giao dịch bất động sản” dẫn đến hệ quả là môi trường đầu tư kinh doanh không công bằng, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không có lợi cho người tiêu dùng và không phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/CP về xây dựng thị trường bất động sản bảo đảm công khai, minh bạch.

Đạm Quang Lê