Nếu trong trường hợp ấy, bạn không thể hạ hỏa ngay thì bạn không bao giờ kiểm soát được những cảm xúc của mình. Rồi từ đó, những lời nói cũng như hành động của bạn rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc làm người khác bị tổn thương là không tránh khỏi. Không chỉ thế, nó còn làm ảnh hưởng đến bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy làm thế nào để thiết chế cơn giận?
Nóng giận là một biểu hiện cảm xúc của mỗi người, mà ai cũng có. Có những điều khó chịu dẫn đến ức chế, bực bội rồi giận giữ, có lúc nổi cơn thịnh nộ. Nếu trong trường hợp ấy, bạn không thể hạ hỏa ngay thì bạn không bao giờ kiểm soát được những cảm xúc của mình.
Rồi từ đó, những lời nói cũng như hành động của bạn rất dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc làm người khác bị tổn thương là không tránh khỏi. Không chỉ vậy, nó còn làm ảnh hưởng đến bạn cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy cần làm gì để thiết chế cơn giận?
1. Tác hại của sự nóng giận đối với sức khỏe
Cảm xúc nóng giận bị dồn nén có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm, làm phương hại đến các mối quan hệ, ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ, hành vi ứng xử cũng như nhiều vấn đề khác về thể chất lẫn tinh thần của con người.
Nóng giận thường xuyên và lâu dài là nguyên nhân gây huyết áp cao, các vấn đề tim mạch, đau đầu, các bệnh về da và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nóng giận cũng có liên quan đến những hành vi tội ác, bạo hành thể xác và tinh thần, và những hành động mang tính hủy hoại khác.
2. Nhận diện nguyên nhân gây nóng giận
Việc thiết chế cơn giận đòi hỏi cần phân biệt giữa những cảm xúc tích cực và tiêu cực khi cơn giận bùng phát, để từ đó tìm ra cách khắc phục phù hợp, trên cơ sở nguyên tắc chung là tập trung vào những suy nghĩ tích cực và hạn chế những ý nghĩ mang tính hủy hoại.
Sẽ có nhiều giải pháp khác nhau do mỗi người sở hữu cơ chế cảm xúc khác nhau. Một số cách thông dụng để khắc phục những cơn giận dữ nhất thời là:
- Chơi một môn thể thao không mang tính va chạm;
- Học cách thư giãn hoặc thiền;
- Tìm một nơi riêng tư, kín đáo để có thể hét thật to, giải tỏa những năng lượng hoặc cảm xúc bị dồn nén;
- Đấm vào gối;
- Chạy bộ.
3. Kỹ năng quản lý sự nóng giận: Đây là một kỹ năng cần được luyện tập thường xuyên lâu dài mới có thể có được.
Bước đầu tiên là đối mặt với tình huống gây nóng giận. Hãy viết lại thật chi tiết từng sự kiện đã xảy ra khiến cho cơn giận bùng phát. Đó có thể là một tình huống nhất thời, hoặc một loạt sự việc xảy ra trong quá khứ chưa được giải quyết thỏa đáng, khiến cho cơn giận bị dồn nén và tích tụ. Kế tiếp, hãy tự hỏi bản thân mình 4 câu hỏi về tình huống gây nóng giận và thử trả lời chúng:
- Sự việc có nghiêm trọng đến mức phải nóng giận như thế không?
- Có cách giải thích nào khác thích hợp hơn cho những gì đã diễn ra?
- Tôi có thể làm gì để thiết chế cơn giận đó?
- Nếu người thân của tôi gặp phải tình huống tương tự, tôi sẽ khuyên họ thế nào?
Việc này thực chất không giúp giải tỏa cơn giận, nhưng sẽ có tác dụng giúp người nóng giận lấy lại bình tĩnh để đánh giá sự việc một cách chính xác hơn. Mỗi khi có chuyện xảy ra và bạn cảm thấy mình sắp “bốc hỏa”, hãy lánh đi chỗ khác và - nếu có thể - tự nhìn nhận lại sự việc thông qua 4 câu hỏi trên.
Nếu cơn giận vẫn chưa được giải tỏa, hãy suy nghĩ lại thật cặn kẽ về nguyên nhân khiến cho bạn giận dữ, vì chỉ có cách xác định đúng nguyên nhân mới có thể giúp tìm ra cách giải quyết thỏa đáng. Vì khi nóng giận, chúng ta thường đánh mất lý trí và có xu hướng cáu gắt những người vô can, trong khi lẽ ra sự việc cần phải được dàn xếp với đúng đối tượng có liên quan. Hãy dành cho bản thân mình một khoảng thời gian nhất định để kiểm soát cơn giận cho đến khi hoàn toàn lấy lại được những cảm xúc tích cực.
Giải pháp tiết chế cơn giận
Sau đây là một số giải pháp có thể khắc phục tính nóng nảy về lâu dài:
- Mỗi khi bạn cảm thấy mình sắp nổi nóng, hãy hít thở sâu, tự trấn an hoặc dừng ngay những ý nghĩ tồi tệ. Uống một chút nước để thấy thoải mái hơn. Hãy tự nhắc nhở bản thân bằng những lời khuyên đại loại như “thư giãn đi nào!” hoặc “đừng nghiêm trọng hóa vấn đề!” cho đến khi cơn giận lắng xuống.
- Quyết đoán là một trong những đức tính có thể được rèn luyện để khắc phục sự nóng nảy. Thay vì mất bình tĩnh, những người quyết đoán có khả năng biểu đạt cảm xúc, nhu cầu cũng như những gì họ muốn một cách khéo léo mà không gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hãy chia sẻ với những người thân thiết; giãi bày những vấn đề của bản thân và nỗ lực thay đổi cách ứng xử của chính mình.
- Tập nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ; đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để có những đánh giá khách quan.
- Hãy học cách lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe giúp nâng cao khả năng giao tiếp và làm tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Chính niềm tin này sẽ giúp bạn kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực.
- Học cách thể hiện bản thân, thể hiện cảm xúc một cách trực tiếp và suôn sẻ mà không cần phải mang tâm lý phòng thủ tiêu cực. Những điều này có thể được học hỏi từ những sách vở; tài liệu về kỹ năng sống hoặc từ những người xung quanh.
Cuối cùng
Khi bạn cảm thấy mình không còn khả năng thiết chế cơn giận thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên các mối quan hệ trong cuộc sống. Hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn rèn luyện các kỹ năng quản lý cảm xúc cũng như giúp bạn thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Đồng thời giúp xác định giải pháp khắc phục nóng giận phù hợp nhất cho bạn./.