Các nhà kinh tế châu Âu cho biết, lạm phát cơ bản có thể sẽ duy trì ở mức trên 5% trong những tháng tới, điều này sẽ buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát ít nhất cho đến tháng 9.
Giá nhiên liệu lao dốc tiếp tục kéo lạm phát đi xuống. Trong vòng một năm, giá điện đã giảm 30%, giá khí đốt giảm tới 62%, giá xăng dầu giảm 17%. Trong tháng 6, giá thực phẩm và hàng hóa công nghiệp tuy vẫn tăng nhưng tốc độ đã suy yếu dần.
Lạm phát hạ nhiệt, nhưng vẫn còn quá cao so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Các nhà phân tích cho rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn sẽ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất cơ bản trong tháng 7 này, vì mục tiêu lạm phát chưa đạt được và lãi suất tăng như vậy vẫn chưa tới mức kìm hãm tăng trưởng.
Trước khi số liệu lạm phát tháng 6 được công bố, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde mới đây cũng đã đánh giá rằng, lạm phát vẫn còn quá cao và còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trước việc giá cả các mặt hàng tiêu dùng vẫn cao.
Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm 15/6 vừa qua đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên mức 3,5% - mức cao nhất trong 22 năm. Kể từ khi bắt đầu quá trình tăng lãi suất vào tháng 7 năm ngoái, ngân hàng này đã tăng lãi suất 8 lần liên tiếp, tổng cộng là 400 điểm cơ bản.
Hiện tại, dù lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, nhưng vẫn còn quá cao so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Các nhà phân tích cho rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn sẽ tiếp tục lộ trình tăng lãi suất cơ bản trong tháng 7 này, vì mục tiêu lạm phát chưa đạt được và lãi suất tăng như vậy vẫn chưa tới mức kìm hãm tăng trưởng.