Kỳ lân VNG đã ‘đỏ lửa” sau 11 phiên tăng trần

Cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG (VNG; UPCOM: VNZ) những ngày qua đã tăng trần đến 11 phiên liên tiếp lên đến hơn gần 1.2 triệu đồng/cổ phiếu và trở thành lập kỷ lục mới trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Thì mới đây, chốt phiên thứ 12 cổ phiếu này đã giảm điểm.

Thật không ngoa khi nói VNZ là cổ phiếu “viral” nhất thời điểm hiện tại, khi người người nhà nhà trong giới đầu tư đều bàn luận rôm rả.

Theo đó, chốt phiên giao dịch ngày 16/02, cổ phiếu VNZ đang ở mức 1.300.000 đồng/cổ phiếu, giảm 58.700 đồng tương đương giảm 4.32% so với phiên giao dịch liền kề và chính thức khép lại chuỗi tăng trần liên tục 11 phiên.

Khối lượng giao dịch cũng từ 100 cổ phiếu đến nay đã đạt 11.234 cổ phiếu trong phiên ngày 16/2.

vng-1676548298-1676552081.jpg
Cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG đã giảm điểm sau 11 phiên tăng trần. (Ảnh: chinhphu.vn)

Nhờ tăng trần liên tục trong 11 phiên giúp vốn hóa của VNG từ ngày 01/02 chỉ ở mức 9.6 nghìn tỷ thì sang đến hôm nay đạt 37.3 nghìn tỷ tăng 72%, lọt top doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD trên sàn.

Trong quá khứ hơn 20 năm, chưa từng có một cổ phiếu nào thiết lập ở vùng 1,3 triệu đồng/cổ phiếu như VNZ.

Lý giải về việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp, trong công văn phát đi ngày 10/2/2023, ban lãnh đạo VNG cho biết, giá cổ phiếu hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu thị trường và thị hiếu nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp nào hay kiểm soát đối với cổ phiếu trong thời điểm vừa qua.

Kinh doanh thua lỗ nhưng cổ phiếu cao “ngút ngàn”

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 mới công bố, doanh thu thuần của CTCP VNG tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2.037 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 917 tỷ đồng, tăng 19%. Tuy nhiên, các chi phí đều âm mạnh khiến cho VNG lỗ đậm 547 tỷ đồng quý 4 vừa qua, lỗ gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần một nửa xuống còn 28 tỷ. Chi phí tài chính giảm mạnh từ mức âm 8 tỷ đồng trong quý 4/2021 xuống âm 50 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VNG đều tăng mức âm so với cùng kỳ năm trước. Thêm vào đó do chịu khoản lỗ 40 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 154 tỷ đồng.

Luỹ kế cả năm, VNG lỗ sau thuế kỷ lục 1.315 tỷ đồng trong khi năm 2021 lỗ 71 tỷ đồng, lỗ ròng 858 tỷ đồng. Doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, VNG rót thêm hơn 1.000 tỷ vào các startup, nhưng trong danh mục, chỉ có khoản đầu tư vào Dayone là ghi nhận lãi trong năm. Tính đến 31/12/2022, lỗ lũy kế từ việc đầu tư của VNG đã lên tới 643 tỷ đồng. Khoản đầu tư vào Tiki đã bị "ăn mòn" toàn bộ, bởi khoản lỗ lũy kế VNG phải gánh từ Tiki đã bằng đúng với số tiền đầu tư (510 tỷ đồng). Ba khoản lỗ lớn tiếp theo nằm tại Telio (lỗ 58 tỷ đồng), Funding Asia (lỗ 44 tỷ đồng), và Ecotruck (lỗ 24 tỷ đồng).

Tuy nhiên, khoản lỗ lớn nhất phải kể đến lỗ của cổ đông không kiểm soát khi âm đến 457 tỷ đồng. Không loại trừ khả năng phần lỗ này đến từ khoản đầu tư vào Công ty CP Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay.

Văn Minh