Từ ngày 1/2, cổ phiếu VNZ của Vina Game có giao dịch khớp lệnh đầu tiên. Với biên độ trần của phiên khớp lệnh đầu tiên sau khi lên sàn được cho phép lên tới 40%, VNZ đã nhảy vọt từ mức giá 240.000 đồng/cổ phiếu lên 336.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa đạt 9.655 nghìn tỷ đồng.
Sang đến 2/2, cổ phiếu của Vina Game tiếp tục tăng 15% từ mức 336.000 đồng/cổ phiếu lên 386.400 đồng/cổ phiếu. Ngày 06/02 đà tăng tiếp tục mạnh mẽ 14.98% lên mức 510.900 đồng/cố phiếu vốn hóa tăng lên 14.6 nghìn tỷ đồng.
07/02, cổ phiếu VNZ tăng trần 66.600 đồng lên 587.500 đồng/cổ phiếu. Sang đến ngày 08/02, cổ phiếu tăng 88.100 đồng lên mức 675.600 đồng/cố phirus. Đà tăng nối dài đến ngày 03/02, cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ này đã đạt ngưỡng hơn 1 triệu đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch sáng ngày 14/02, cổ phiếu VNZ tiếp tục tăng trần lên 1.181.500 đồng/cố phiếu vốn hóa của công ty đạt gần 34 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sau 10 phiên tăng trần giúp vốn hóa thị trường Vina Game có thêm hơn 11.000 tỉ đồng, lên gần 34 nghìn tỉ đồng, lọt top doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD trên sàn. Đây được coi là kỷ lục mới trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 mới công bố, doanh thu thuần của Vina Game tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2.037 tỷ. Lợi nhuận gộp đạt 917 tỷ đồng, tăng 19%. Tuy nhiên, các chi phí đều âm mạnh khiến cho công ty lỗ đậm quý IV.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần một nửa xuống còn 28 tỷ. Thêm vào đó do chịu khoản lỗ 40 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 154 tỷ đồng, Vina Game báo lỗ sau thuế quý IV 547 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của VNG.
Luỹ kế cả năm, mặc dù doanh thu hợp nhất đạt 7.801 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh nghiệp báo lỗ sau thuế kỷ lục lên đến 1.315 tỷ đồng trong khi năm 2021 lỗ 71 tỷ đồng. Trừ đi phần lợi ích cổ đông thiểu số, công ty mẹ lỗ 858 tỷ đồng sau thuế.
Mới đây, trong công văn giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, lý do giải thích cho việc cổ phiếu liên tục tăng trần tiếp tục về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp của VNG tiếp tục lặp lại “điệp khúc”: do cung – cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư.
“Công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến của giá cổ phiếu VNZ trong thời gian qua” – Vina Game khẳng định.
Vina Game cũng cho biết, hiện tại, hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn diễn ra bình thường, không có bất kỳ biến động nào từ việc tăng giá cổ phiếu.