Theo ISTAT, nhu cầu trong nước là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, trong khi nhu cầu nước ngoài và sự thay đổi hàng tồn kho đóng góp rất hạn chế. Tỷ lệ nợ trên GDP năm 2021 đã giảm xuống 150,4% so với 155,3% của năm trước.
Trong năm 2021, thâm hụt hành chính công tính theo GDP của Italy đã giảm xuống 7,2%, so với 9,6% của năm 2020, khi "nợ ròng của các cơ quan hành chính công đã được cải thiện rõ ràng so với năm 2020 nhờ xu hướng tốt của nguồn thu trong bối cảnh tăng chi tiêu một cách kiềm chế hơn, bất chấp việc tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm chống lại tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19”. Số dư chính (nợ ròng trừ chi phí lãi vay) so với GDP giảm xuống 3,6% (năm 2020 là 6,1%).
Cùng ngày, ISTAT cũng công bố số liệu cho thấy tỷ lệ lạm phát trong tháng 2/2022 của Italy tăng lên mức kỷ lục trong tháng thứ 3 liên tiếp, khi giá tiêu dùng tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức ước tính trung bình trước đó là 5,5% của các nhà kinh tế.
Giá năng lượng một lần nữa là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng, khi tăng tới 27,3%. Chính phủ Italy cam kết tiếp tục bù đắp mức tăng đột biến cho người tiêu dùng và đã chi hơn 10 tỷ euro (11,2 tỷ USD)./.