Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Phong, quýt Ôn Châu chủ yếu được trồng xen với các giống cam chủ lực khác như cam lòng vàng, cam Canh, Xã Đoài, Mart.....
Với đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng tại vùng đất Cao Phong nên sản phẩm quýt Ôn Châu nơi đây trái có vị ngọt, có mùi dầu đặc trưng, vỏ mỏng, mọng nước, tép vàng và không có hạt, có thể dùng tay bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc vắt nước uống, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Người dân trồng cam quýt Ôn Châu đang hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên chất lượng quả ngày càng cao. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm cam quýt mang thương hiệu Cao Phong, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước.
Hiện nay, Hòa Bình đã có 16 sản phẩm quả tươi và sản phẩm chế biến được chứng nhận sản phẩm OCOP 3, 4 sao. Niên vụ năm 2023, diện tích cam, quýt toàn huyện Cao Phong khoảng 1.358 ha, sản lượng trên 20.000 tấn. Giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất trong cả nước.