Quảng cáo #128

Hệ sinh thái khởi nghiệp bắt nhịp xu thế tăng trưởng xanh để tạo sức bật mới

Thời gian vừa qua, tại các cuộc hội thảo về kinh tế xanh, nhiều chuyên gia kinh tế đã nêu bật tính cạnh tranh của các dự án khởi nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm xanh mà còn phải gắn với sự đồng bộ về chất lượng, bảo quản, truy xuất dữ liệu sản phẩm, tín chỉ carbon... Đây cũng là đòi hỏi sự thích ứng của doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
khoi-nghiep-xanh-1-1734920429.jpg
Không gian trưng bày các sản phẩm đặc sản của Đồng Tháp tại Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần 2 năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - động lực mới cho phát triển". (Ảnh: BTC).

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nước ta đang sở hữu một hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút sự tham gia đông đảo của các trường đại học, viện nghiên cứu, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ quốc tế… Tinh thần khởi nghiệp đã lan tỏa mạnh mẽ tại nhiều địa phương tạo nên những điểm sáng tiêu biểu, có nhiều đóng góp về xây dựng hệ sinh thái đã được VCCI cùng phối hợp với các bộ, ban ngành vinh danh những năm qua.

VCCI cũng cho biết, để phấn đấu và phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ hội nhập đối với những đổi mới trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng từ thực tế địa phương, từ kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở cấp tỉnh thành, khu vực trong nước cho tới các hoạt động hợp tác quốc tế, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ vươn tầm từ địa phương ra thế giới…

Với quan điểm khởi nghiệp là khởi đầu của nghề nghiệp, thời gian qua, tại nhiều địa phương tinh thần này đã lan tỏa mạnh mẽ, từ đó tạo nên những điểm sáng tiêu biểu, có nhiều đóng góp về xây dưng hệ sinh thái, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại Đồng Tháp đã chú trọng đơn giản hóa quy trình khởi nghiệp để người dân, đặc biệt là nông dân, có thể dễ dàng tiếp cận. Tinh thần khởi nghiệp được phổ biến rộng rãi, mọi người từ nông dân lớn tuổi đến những bạn trẻ đam mê đổi mới đều có cơ hội tham gia và hiện thực hóa ý tưởng.

Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà tỉnh phải đối mặt là tâm lý tiểu nông e ngại chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp. Song để giải quyết vấn đề này, Đồng Tháp đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên phải thay đổi tư duy lớn nhất, mạnh dạn phát huy từ nguồn tài nguyên bản địa. Thông qua những chương trình vào cuộc của hệ thống chính trị để tạo niềm tin cho nông dân thực hiện khởi nghiệp.

khoi-nghiep-xanh-2-1734920409.jpg
Tinh thần khởi nghiệp tại Đồng Tháp không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy và cách làm, đưa nông nghiệp lên tầm cao mới.(Ảnh minh họa)

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tinh thần khởi nghiệp tại Đồng Tháp không chỉ dừng lại ở mục tiêu kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về tư duy và cách làm, đưa nông nghiệp lên tầm cao mới.

“Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, Đồng Tháp đã sáng lập những tổ chức hỗ trợ đặc biệt, điển hình như mô hình Hội quán nông dân và Café doanh nghiệp... Đây là nơi kết nối những cá nhân, tổ chức có ý tưởng sáng tạo, giúp họ gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều cuộc thi khởi nghiệp, tạo sân chơi và cơ hội để người dân trình bày ý tưởng và hiện thực hóa chúng. Trong 4 năm qua Đồng Tháp phát triển sản phẩm về tài nguyên bản địa OCOP tỉnh đã có 620 sản phẩm - đứng thứ 3 cả nước”, ông Phạm Thiện Nghĩa nhận định.

Trong năm 2024, lần đầu tiên hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt vào top 200, thành phố Đà Nẵng lọt top 1000 thành phố khởi nghiệp toàn cầu. Năm nay hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có kết quả nổi bật với khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam tiếp tục khởi sắc, với chỉ số số thương vụ đầu tư mạo hiểm cải thiện từ hạng 77 (năm 2022) lên hạng 50 (năm 2024), và chỉ số số thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ hạng 54 (năm 2021) lên vị trí 44 (năm 2024).

khoi-nghiep-xanh-3-1734920518.jpg
Gian hàng trưng bày của Mr Mướp Đỗ Đăng Khoa - quán quân của cuộc thi Khởi nghiệp Xanh 2023 với Dự án “Kết nối con người với tự nhiên”. Sản phẩm của dự án này đã lên kệ của hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản và có thị trường xuất khẩu ổn định từ các đối tác Nhật và Hàn Quốc. (Ảnh minh họa)

Thời gian vừa qua, tại các cuộc hội thảo về kinh tế xanh, trưng bày sản phẩm OCOP, nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài đã nêu bật tính cạnh tranh của các dự án khởi nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm xanh mà còn phải gắn với sự đồng bộ về chất lượng, bảo quản, truy xuất dữ liệu sản phẩm, tín chỉ carbon, bảo quản, logistics chuẩn quốc tế, chuỗi cung ứng, thị trường đích đến.

Ở nước ta, với tiềm năng nông nghiệp lớn, sản phẩm nông nghiệp phong phú, nếu cứ loay hoay dừng lại ở chế biến, xuất khẩu sản phẩm thô, sơ chế, thiếu tính liên kết sẽ giảm sức cạnh tranh, giá trị thấp. Để nâng giá trị hàng Việt, nhất là sản phẩm đặc sản, nông nghiệp truyền thống đòi hỏi khởi nghiệp xanh có lối đi riêng, sáng tạo, ứng dụng công nghệ và nắm bắt được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Như thế, mới bảo đảm tính bền vững, lớn mạnh, tạo nên những sản phẩm xương sống, tiêu biểu của Việt Nam trên thị trường quốc tế./.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết thời gian qua hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu.

Năm 2024, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink. Hà Nội và TP.HCM lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu.

Từ năm 2017 đến nay, chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 44 năm 2024. Kết quả GII 2024 của Việt Nam có ba chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó lần đầu tiên có chỉ số Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Bình Nguyên