Hà Nội: Nâng cao giá trị gạo hữu cơ

Là địa phương có nhiều đặc sản nông nghiệp đặc thù có tiềm năng thương hiệu và giá trị cao, TP. Hà Nội còn đang triển khai nhiều biện pháp để mở rộng diện tích gạo hữu cơ để xây dựng thương hiệu, đồng thời nâng cao giá trị ngọc thực. Đây là bước đi hợp lý không chỉ tạo thương hiệu, nâng cao giá trị của gạo hữu cơ, mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu sản phẩm này ra các thị trường quốc tế.

Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có hơn 160.000ha sản xuất lúa chuyên canh với sản lượng trên 1 triệu tấn/năm. Sau nhiều năm định hướng, thành phố đã xây dựng nhiều vùng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiếm hơn 70% tổng diện tích, trong đó lúa thơm các loại chiếm hơn 53% sản lượng.

Đặc biệt, hiện diện tích trồng lúa hữu cơ của Thủ đô đang ngày càng được nhân rộng, với 90ha trồng các giống lúa đặc sản như: Đài thơm, bộ giống lúa Japonica. Đây là con số rất ấn tượng, bởi vào năm 2012, tổ chức JICA - Nhật Bản hỗ trợ nông dân thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú (Chương Mỹ, Hà Nội) thí điểm canh tác lúa hữu cơ trên diện tích 5ha đầu tiên và đến nay đã tăng tới 18 lần.

Trong giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội xác định sẽ tiếp tục phát triển vùng sản xuất lúa đặc sản phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hoàn thiện các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lúa gắn với xây dựng cánh đồng lớn và liên kết sản xuất theo chuỗi, thân thiện với môi trường.

Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, riêng nhóm lúa gạo Japonica, trung tâm đã xây dựng được 25 vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu với tổng diện tích 1.370ha và sản lượng gần 10.000 tấn mỗi năm. Định hướng này sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới.

Đặc biệt, Thủ đô có kế hoạch riêng để phát triển nhóm lúa gạo Japonica. Theo bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội, hiện Trung tâm đã xây dựng được 25 vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu với tổng diện tích 1.370ha và sản lượng gần 10.000 tấn mỗi năm. Định hướng này sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới.

1-1-1669217846.jpg
Cán bộ Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra chất lượng lúa, gạo hữu cơ vụ Xuân năm 2022 tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa).

Thời gian qua, Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các huyện thực hiện giải pháp tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường chuỗi liên kết. Đồng thời, hỗ trợ HTX, DN mở rộng quy mô các cơ sở sơ chế, chế biến một cách đồng bộ.

Mặt khác, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm; bảo hộ nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý… cho các sản phẩm lúa gạo nhằm nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản của địa phương.

Ngoài ra, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện, thực hiện giải pháp tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường chuỗi liên kết; hỗ trợ địa phương mở rộng quy mô các cơ sở sơ chế, chế biến theo tiêu chuẩn chung; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm; bảo hộ nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý… cho các sản phẩm lúa gạo đặc sản.

Để hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất lúa, gạo đặc sản, lúa hữu cơ, Sở NN&PTNT Hà Nội đang triển khai thực hiện các biện pháp tích cực.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết: “Các doanh nghiệp và hợp tác xã sẽ được hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu để xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị sơ chế, xe vận chuyển, cũng như được đào tạo các kỹ năng cần thiết trong chuỗi lúa gạo. Với sự hỗ trợ đồng bộ từ khâu giống, sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, phân phối lưu thông... sản phẩm lúa gạo đặc sản của Hà Nội chắc chắn sẽ có nhiều bước tiến mới".

Thi Nguyên (t/h)