Cây chè làm thuốc chữa bệnh

Cây chè hay Trà là loại chè xanh được trồng ở nhiều tỉnh miền núi, trung du và Tây Nguyên có tên khoa học là Camellia sinensis.
tac-dung-cua-cay-che-thai-nguyen-la-gi-750x430-1641906647.jpg
Chè (hay Trà, tên khoa học: Camellia sinensis) là loài cây mà lá và chồi được sử dụng để sản xuất trà (đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.

Thành phần hóa học của cây Chè

Uống trà có thể bổ sung các chất protein và axit amin cần thiết cho cơ thể. Thông qua uống trà có thể hấp thụ trực tiếp hàm lượng protein là 2% ở dạng hòa tan có trong lá trà, phần lớn protein là ở dạng hòa tan nằm trong bã cặn của trà.

Thành phần hóa học chính trong cây chè

Trong lá chè vô cùng phong phú, bao gồm hơn 500 thành phần các loại, trong đó có rất nhiều thành phần là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, có tác dụng trong việc phòng chữa các loại bệnh.

Chè có nhiều chất phenol, lipopolysaccharides, axit amin v.v.. được biết đến với tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và còn có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu, chống phóng xạ, trị những bệnh liên quan đến phóng xạ.

Các loại axit amin có trong lá Chè rất phong phú, gồm hơn 25 loại, trong đó có isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine, axit methyl butyric là sáu trong tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, trong lá Chè còn chứa hàm lượng nguyên tố đại lượng (đạm, natri, kali, canxi, photpho, magie,…) và nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, kẽm, borum, silic, molypden, coban, iot, flo,…). Đồng thời, lá trà xanh thái nguyên cũng chứa rất nhiều hàm lượng vitamin nhóm B, C, E,…

Công dụng của cây Chè

Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp; Hỗ trợ chống lão hóa; Ngăn ngừa sâu răng, nhiệt miệng, hôi miệng, chắc răng; Hỗ trợ giảm cân hiệu quả; Tăng cường khả năng sinh sản; Giảm stress, tăng tỉnh táo, cải thiện trí nhớ.

Sử dụng Cây Chè làm thuốc chữa bệnh

Trà chữa cảm lạnh: Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 10 miếng, lá trà 10 gam, đường đen 15 gam. Trước tiên gừng đem rửa sạch, thái nhỏ, cho vào một cốc lớn cùng lá trà, đổ ngập nước sôi vào, đậy nắp lại, để khoảng hơn 10 phút, cho thêm một lượng đường đen vừa đủ vào. Uống luôn trong một lần khi còn nóng, uống xong lên giường đắp chăn cho ra mồ hôi. Công hiệu chữa trị: Giúp tản hàn, hòa vị. Dùng cho những người bị cảm kinh niên, đau đầu kéo dài, đau nhức toàn thân, ăn không ngon miệng.

Trà chữa ho hiệu quả: Phương pháp chữa bệnh bằng Chè thuốc: Hạt ngũ bối 500 gam, trà xanh 30 gam. Giã thành bột, cho thêm 120 gam đường giấm vào, trộn đều và nhuyễn thành những hạt nhỏ, đổ nước sôi vào và uống nóng. Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho kéo dài, đau họng, viêm họng v.v

Trà hỗ trợ tiêu hóa: Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vỏ quýt rửa sạch cắt nhỏ, sau khi phơi khô cho vào cùng lá Chè rồi đổ nước sôi vào. Công dụng chữa trị: Lợi khí khai vị, giúp tỉnh táo sảng khoái tinh thần.

Trà chữa táo bón: Phương pháp chữa bệnh bằng Chè thuốc: 5 gam Chè xanh, 5 ml mật ong, cho vào nước sôi ngâm hãm dùng uống. Mỗi ngày sau khi ăn xong uống 1 cốc. Công dụng chữa trị: Nhuận tràng, thông tiện.

Trà giúp chắc răng: Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1-3 gam lá trà xanh. Cho trà vào cốc, thêm nước sôi, chờ cho đến khi nước âm ấm lại thì dùng, uống nước trà. Mỗi ngày ngâm uống từ 1-2 cốc. Công dụng chữa trị: Trừ sâu răng, bảo vệ chống lại bệnh sâu răng.

Trà giải độc, giải rượu: Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Búp trà, phèn chua vừa đủ cho thêm nước vào đun, lấy nước cốt là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, có thể uống khi đã nguội. Công dụng chữa trị: Đánh gió, thanh nhiệt, giải đôc, tiêu đờm.

Chữa bỏng nhẹ: Hãm trà xanh với nước nóng cho sắc nước đặc lại, chờ nước nguội, sau đó ngâm vết bỏng hoặc dùng bang gạt nhúng vào nước trà nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 - 15 phút, ngày làm 2 - 3 lần sẽ làm dịu vết bỏng, bớt đau, tránh phồng

Những lưu ý khi sử dụng chè

Không uống trà khi bụng đói: vì dễ gây ra hiện tượng say trà, loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày; Không uống trà ngay sau bữa ăn: Trong lá chè có nhiều axít tanna, sau khi uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng tới kết tủa axít tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.

Không dùng nước chè để uống thuốc; Theo các chuyên gia cho biết, những người thường xuyên uống trà sẽ có tuổi thọ cao hơn so với người bình thường, ngăn ngừa được các bệnh nguy hiểm xảy ra, uống trà đều độ còn giúp da dẻ hồng hào, không mụn nhọt. Hãy duy trì uống trà mỗi ngày để đem lại sức khỏe và tinh thần tốt nhất cho bản thân và người thân xung quanh./.