Bí quyết đưa trái thanh long Sơn La vươn ra thế giới

Nhờ định hướng từ HTX Ngọc Hoàng, thanh long Sơn La đã trở thành nông sản chủ lực của tỉnh trong việc phát triển bền vững và xuất khẩu ra thế giới.
z5922460862206-b37e9cfcb958b7b4ef2d82af298bdab1-1728974089.jpg
Vườn thanh long đang vào mùa trĩu quả của HTX Ngọc Hoàng ( Ảnh : Xuân Hiếu )

HTX Ngọc Hoàng định hướng cho trái thanh long

Xuất phát từ Hà Nội sau hơn 5 tiếng đồng hồ di chuyển chúng tôi có mặt tại vườn thanh long HTX Ngọc Hoàng. Đây là một trong những HTX đi tiên phong trong phát triển kinh tế từ cây thanh long, góp phần làm giàu quê hương Mai Sơn (Sơn La). Được thiên nhiên ban tặng khí hậu và thổ nhưỡng giúp quả thanh long ở đây có có độ ngọt thơm đầm đà màu sắc đỏ đẹp.

Chỉ khi đến nơi chúng tôi mới thấy được tận mắt quá trình chăm sóc tỉ mỉ từng công đoạn của trái thanh long từ khi ra hoa cho tới lúc thu hoạch. Người dân luôn ở bên những gốc thanh long hàng ngày để chăm sóc tỉa cành quan sát hỗ trợ thanh long khi chuẩn bị ra hoa. Bên cạnh đó áp dụng nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong quá trình chăm bón thu hoạch.

Nhờ đó, quả thanh long ở đây được khách hàng đánh giá cao cả về mẫu mã lẫn chất lượng. Vào những năm 2011, 2012 đã có nhiều ông chủ lớn nước ngoài về Sơn La để tìm câu trả lời vì sao thanh long Sơn La Việt Nam lại ngon như vậy. Sau khi tìm hiểu và biết được quả thanh long được hưởng thụ khi hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ cộng thêm kỹ thuật chăm sóc của người dân bản địa. Người đàn ông này đã đặt vấn đề với bà con nhân dân bao tiêu sản phẩm và hướng bà con chuyển sang phát triển thanh long theo quy mô công nghiệp.

"Lúc đầu bà con định nhận lời làm theo nhưng ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện của HTX Ngọc Hoàng, đã phân tích những lợi ích trước mắt và lâu dài cho bà con hiểu được giá trị bền vững là đích đến của quả thanh long khi phát triển theo hướng hữu cơ, xanh sạch và bên vững. Chính vì thế về sau này thanh long ở đây được trồng hoàn toàn bằng hữu cơ đảm bảo về chất lượng" -  bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng chia sẻ.

mg-4560-1728974057.jpg
Bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng đang kể với phóng viên về quy trình thu hoạch. ( Ảnh: Xuân Hiếu )

Từ đó, HTX Ngọc Hoàng hỗ trợ bà con áp dụng các công nghệ tiến tiến trong sản xuất và chế biến thanh long từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp đào tạo hướng dẫn nông dân trồng trọt chăm sóc nhằm đạt năng suất và chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, đến nay, HTX có tổng diện tích trên 200ha trồng thanh long chất lượng cao, trong đó 100 ha của các hộ thành viên ở xã Nà Pó và trên 100ha liên kết với các hộ dân tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu...

Ngoài ra HTX Ngọc Hoàng luôn triên khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân quê hương. Nhờ đó HTX không chỉ giúp nông dân cải thiện đời sống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long

Hiện, trên địa bàn huyện Mai Sơn có hàng trăm ha trồng thanh long, trong đó hơn 50ha đã cho thu hoạch. Mai Sơn đang là huyện đứng đầu về diện tích trồng thanh long của tỉnh Sơn La.

HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng tại xã Nà Bó đang là “lá cờ đầu” trong sản xuất thanh long theo chuỗi giá trị tại Mai Sơn, với gần 100ha canh tác. Để nâng cao giá trị, HTX đã liên kết với hơn 100 hộ dân tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Thuận Châu trồng thanh long theo hướng chất lượng cao, sản lượng mỗi năm đạt trên 2.500 tấn.

mg-4562-1728974057.jpg
Thanh long được trồng theo hàng thẳng tắp để thuận tiện chăm sóc và thu hoạch. ( Ảnh: Xuân Hiếu )

Các hộ trồng thanh long ở đây đã ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, nên năng suất đạt từ 20-30 tấn/ha/năm. Với giá bán trung bình 20.000-22.000 đồng/kg, mỗi ha cho thu nhập từ 400-500 triệu đồng/ha/năm.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc HTX nông nghiệp Ngọc Hoàng cho biết, để quả thanh long đủ điều kiện xuất khẩu, HTX đã tuyên truyền các thành viên kiểm soát toàn bộ quy trình, từ khâu chăm bón đến cắt tỉa cành để tạo nên sản phẩm tốt, an toàn, đồng thời lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm.

Quả thanh long của HTX Ngọc Hoàng nói riêng và của nông dân Sơn La nói chung khi xuất khẩu sang thị trường các nước từ châu Á sang châu Âu luôn đảm bảo các tiêu chuẩn về mã số vùng trồng và được kiểm dịch thực vật, mẫu mã đẹp, đồng đều.

mg-4565-1728974056.jpg
mg-4571-1728974056.jpg
 
z5922453558184-c941e8a62a4be79f1d0ac0f89d08b3ab-1728974089.jpg
Thanh long từ lúc nảy bông cho đến khi thu hoạch đều được chăm sóc tỉ mỉ để tạo ra thương hiệu thanh long Sơn La. ( Ảnh: Xuân Hiếu )

“Năm nay, niềm vui lớn của thành viên HTX là quả thanh long ruột đỏ tiếp tục tiêu thụ tốt tại thị trường truyền thống Nga, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ... Cùng với đó, HTX thu mua thêm 2.000 tấn xoài, chế biến xoài sấy dẻo xuất khẩu sang Nhật Bản”, ông Vinh chia sẻ.

Theo thống kê, đến nay tỉnh Sơn La có 300 ha thanh long trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu..., với sản lượng trung bình đạt 5.000 tấn/năm.

Có thể nói, cây thanh long trong những năm qua đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực giúp các hộ dân Sơn La phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu./.

Xuân Hiếu - Kim Chung