Báo cáo cáo từ bộ phận dân số của Bộ Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ đều có dân số trên 1,4 tỷ người vào năm 2022. Liên Hợp Quốc cho biết: “Ấn Độ được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023. Dân số toàn cầu sẽ đạt 8 tỷ người vào giữa tháng 11 năm 2022."
Trong tương lai xa hơn, dân số toàn cầu có thể đạt khoảng 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 10,4 tỷ người vào năm 2100.
Năm ngoái, Liên Hợp Quốc cho biết “mức sinh trung bình” của dân số hành tinh là 2,3 ca sinh cho mỗi phụ nữ trong suốt cuộc đời, giảm so với mức 5 ca sinh trên mỗi phụ nữ vào năm 1950. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống 2,1 ca sinh trên một phụ nữ vào năm 2050.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc được công bố vào Ngày Dân số Thế giới 11/7. Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ngày này đại diện cho “một dịp để tôn vinh sự đa dạng của chúng ta, công nhận nhân loại chung của chúng ta và ngạc nhiên trước những tiến bộ trong y tế đã giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Đồng thời, đó là lời nhắc nhở về trách nhiệm chung của chúng ta trong việc chăm sóc hành tinh Trái đất."
Với dân số khổng lồ và một nền kinh tế lớn, nhu cầu về nguồn lực của Ấn Độ trong những năm tới sẽ ngày càng trở nên bức thiết. Hôm thứ Hai, một vài nguồn tin cho biết lượng nhập khẩu than của nước này vào tháng Sáu đã đạt “mức cao kỷ lục”.
Thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 vào tháng 11/2021 phải đối mặt với những trở ngại liên quan đến việc loại bỏ dần các khoản trợ cấp than, nhiên liệu hóa thạch và hỗ trợ tài chính cho các nước thu nhập thấp.
Ấn Độ và Trung Quốc, cả hai trong số những nước sử dụng than lớn nhất thế giới, đã kiên quyết yêu cầu thay đổi ngôn từ vào phút chót trong Hiệp ước Khí hậu Glasgow - từ “loại bỏ” than sang “gia giảm”. Sau những phản đối ban đầu, các nước chống đối cuối cùng cũng nhượng bộ.