Cổ phiếu bị hủy niêm yết là gì? Theo Take Profit cổ phiếu bị hủy niêm yết là các mã cổ phiếu được đăng ký niêm yết và chấp thuận giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE hay HNX. Tuy nhiên do kinh doanh thua lỗ khiến công ty khồng đạt được tiêu chí niêm yết ban đầu. Do vậy, cổ phiếu sẽ không được giao dịch trên sàn chứng khoán niêm yết.
Theo khoản 2 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán: Các công ty sau khi có cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom với điều kiện công ty đó là công ty đại chúng. Và “cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại Điều 133 Nghị định này” (Điều 133 quy định về đối tượng và thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch).
Take Profit đưa ra 2 trường hợp cụ thể, là cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn và không chuyển sàn.
1. Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn
Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cổ phiếu bị hủy ở HoSE sẽ tự động chuyển về sàn UPCOM. Sẽ mất một thời gian để cổ phiếu đó giao dịch lại trên sàn UPCOM và nhà đầu tư cần đợi để cổ phiếu có thể giao dịch cổ phiếu như bình thường.
Thường với cổ phiếu bị chuyển về sàn UPCOM do các sàn lớn hủy niêm yết thì đều có vấn đề khiến giá cổ phiếu lúc đó đã giảm rất mạnh rồi, khi chuyển về sàn UPCOM thanh khoản chắc chắn sẽ không tốt.
Nhà đầu tư cần theo dõi, bám sát mọi thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp để nhận ra các dấu hiệu có vấn đề của công ty, nghiên cứu báo cáo tài chính của công ty kỹ càng, tỉnh táo phân tích hoạt động của doanh nghiệp.
2. Đối với cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn
Trong trường hợp nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng không chuyển sàn, có nghĩa là không được niệm yết trên sàn chứng khoán nữa cho dù là UPCOM.
Nhà đầu tư hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ và xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán dưới dạng thương lượng thỏa thuận với người khác..
Cho dù trong cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc, nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, cần có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu.
Theo đó, có thể nó sẽ khó để bán hơn nhưng vẫn có một số nhà đầu tư lớn thu mua với mục đích tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần theo dõi tin tức của công ty đó để bán lại cho công ty khi chính sách đưa ra.
Với cổ phiếu có khả năng phục hồi thì nếu không thể bán nhà đầu tư có thể lựa chọn nắm giữ. Bởi cũng có rất nhiều cổ phiếu sau khi bị hủy niêm yết đã phục hồi rất tốt dựa trên các dự án đầu tư mới, việc tái cấu trúc hay dựa trên sự lãnh đạo của người mới. Tuy nhiên với những công ty có nguy cơ phá sản, nếu không tìm được người mua lại cổ phiếu, có thể số vốn này sẽ “bay màu”.