Tín dụng tăng cao, ồ ạt chảy vào các dự án bất động sản

Các dự án bất động sản đã bắt đầu tăng mạnh trở lại sau một thời gian “đóng băng” do thiếu nguồn vốn và vướng mắc về thủ tục hồ sơ pháp lý.
du-an-bds-tang-manh-1696868216.jpg
Nguồn vốn tín dụng bắt đầu chảy mạnh vào các dự án BĐS.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu về thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực ngân hàng cho thấy tính dụng đầu tư vào các dự án bất động sản đang tăng mạnh trở lại.

Theo đó, tính dụng bất động sản nói chung tăng thấp nhưng tính dụng kinh doanh bất động sản lại tăng mạnh. Cụ thể, dư nợ kinh doanh bất động sản (BĐS) trong bảy tháng đầu năm tăng trưởng 18,95%. Đây là mức tăng trưởng rất cao, gấp hơn 4 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (4,54%).

Tín dụng BĐS chiếm tỉ trọng khoảng 21% so với tín dụng toàn nền kinh tế, nên khi tín dụng bất động sản tăng cao sẽ kéo theo tín dụng toàn hệ thống tăng. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản chỉ tăng 4,99%.

Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã tăng trưởng 18,95%, vượt tốc độ tăng trưởng của cả năm 2022 (10,73%). Đây là mức tăng trưởng rất cao, gấp hơn 4 lần mức tăng trưởng tín dụng chung (4,54%).

Diễn biến trên cho thấy những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các khó khăn về mặt pháp lý của các dự án bất động sản đã dần được tháo gỡ, góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của chỉ đầu tư dự án.

Theo báo cáo, dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng BĐS chiếm 65% dư nợ tín dụng bất động sản lại giảm 1,36%. Đây là năm đầu tiên trong 3 năm gần đây xuất hiện xu hướng giảm, trong khi ngay cuối năm 2022 tăng hơn 31%.

Điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng đang tập trung vào phía cung của thị trường trong khi đó cầu tín dụng để mua bất động sản với mục đích tiêu dùng, tự sử dụng của thị trường đang sụt giảm.

Trong bối cảnh khó khăn chung, nhu cầu về mua nhà ở chưa phải là nhu cầu được khách hàng ưu tiên trong thời điểm hiện tại. Mặt khác, cơ cấu sản phẩm không hợp lý, dư thừa sản phẩm phân khúc cao cấp; thiếu nhà ở giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân.

Cũng theo báo cáo, nguồn thu nhập của khách hàng mua nhà ở sụt giảm do bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế sản xuất - kinh doanh khó khăn.Chính phủ cho biết tín dụng tiêu dùng có xu hướng thắt chặt, đặc biệt là các khoản chi tiêu không thiết yếu. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ thị trường BĐS, trái phiếu doanh nghiệp, sự sụt giảm đơn hàng của các doanh nghiệp ở một số ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử… khiến số lao động nghỉ/mất việc tăng lên, dẫn đến sụt giảm cầu tiêu dùng cũng như cầu tín dụng tiêu dùng, phục vụ đời sống.

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng đang tăng trở lại, song vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi tháng 8 năm 2022 tăng tới 50,2% so với cùng kỳ năm 2021, dẫn đến nhu tín dụng tiêu dùng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Khải